Sunday, June 27, 2010

To To

To Sapa:

Lịch trình: 3 đêm 2 ngày ( Xuất phát Hà Nội tối thứ 6, tối chủ nhật lên tàu về Hà Nội.

Chi tiết dự kiến:
Ngày 1: Tối thứ 6 : Lên tàu lúc 21g00 tại ga Hà Nội.
Ngày 2: 5 g sáng thứ 7 lên đến ga Lào Cai, bắt xe bus lên Sapa, check in khách sạn. Tham quan khám phá Hàm Rồng, bản Cát Cát, tối đi thăm quan chợ tình. Tụ tập lang thang đêm ăn đồ nướng, khám phá đêm tối lãng mạn của Sapa.
Ngày 3: Ngày chủ nhật tiếp tục tham quan chợ Sapa, thác bạc, Cầu Mây, bãi đã cổ, Sín Chải, mua quà lưu niệm. Chiều tối di chuyển về ga Lào Cai. 21g lên tàu về Hà Nội.
Ngày 4: Sáng 5g thứ 2 về đến Hà Nội, về nhà thay đồ rồi đi làm bình thường.

Dự kiến chi phí: (Cập nhật 1/6/2011)
Tiền tàu (khoang 4 giường mềm) bình quân 900.000 VND/ người khứ hồi.
Tiền khách sạn : 250.000 VND/người/ngày (2- 3 người/ phòng)
Tiền ăn uống trung bình: 100.000 --> 150.000 VND/ người/ ngày
Chi phí tham quan, thuê xe đi lại, xăng xe : 200.000 VND/ người.

Tổng chi phí: 2.000.000 VND/ người.


Kinh nghiệm du lịch Sapa - Đi lại, ăn ở, tất tần tật

Sa Pa là một thị trấn và là khu nghỉ mát thuộc tỉnh Lào Cai, Việt Nam. Từ Hà Nội, có thể đi bằng tàu hỏa hay ô tô đến thị xã Lào Cai (376 km). Tuy nhiên việc đi lại bằng ô tô có thể gặp trở ngại về mùa mưa. Từ Lào Cai đến Sa Pa bằng ô tô hoặc xe máy trên quãng đường khoảng 38 km. Sa Pa đồng thời cũng là tên gọi của một huyện của tỉnh Lào Cai.

@ Các địa danh du lịch ở Sapa:
- Hàm Rồng, thác Bạc, Cầu Mây, bản Cát Cát, bản Tả Van, Tả Phìn, Bãi đá cổ
- Phanxipang - Nóc nhà của Đông Dương.
- Chợ Bắc Hà, sang Trung Quốc qua cửa khẩu Hà Khẩu

@ Đi lại:
Từ Hà nội đi Sapa bạn có đi bằng tàu hoả vé ghế mềm giá 150k/lượt cho tàu SP (tàu du lịch). Nếu bạn mua vé giường nằm điều hào giá 240k/lượt, còn bạn đi tàu LC (tàu chợ) vé sẽ rẻ hơn nhưng tàu đi muộn và chậm hơn . Lên tàu 9h30 tối đến Lào Cai 6h sáng. Đến Lào Cai bạn đi xe khách (rất nhiều tại sân ga) lên Sapa giá vé 25k. Đến Sapa bạn nên ở KS Mùa xuân giá phòng 100k cho phòng 2 giường (KS này nhìn ra thung lũng và có thể nhìn ngọn núi Fanxipăng rất đẹp). Bạn có thể thuê xe máy giá 100k/ngày (đổ đầy xăng) hoặc 75k/ngày (tự đổ xăng) đi chu du những địa điểm bạn thích. Trước hết bạn nên hỏi mua bản đồ du lịch Sapa (tại các văn phòng DL hoặc tại quầy bán vé lên núi Hàm Rồng) đề bạn có thể xác định đường và lịch trình cụ thể.
Đến Sapa vào cuối tháng 8, trong tháng 9 các ruộng bậc thang rất đẹp hoặc bạn đi vào sau Tết âm lịch để ngắm hoa đào Sapa.


- Ăn uống :
Riêng mấy cái củ khoai tím nướng, trứng gà, trứng vịt lộn nướng, cơm lam, chả lợn cắp nách đã đủ béo phì. 2000d/củ khoai, 3000 /xiên thịt lợn cắp nách, cơm lam thì 2 000 thì phải ( ăn miễn phí nên không biết ạ), quả trứng cứ 2000 mà nướng ( mag nhớ chọn cái quả nào bịn rịn mồ hôi như nắng chang chang mùa hè mà xơi, nếu ko thì cứ trứng luộc mà nướng…mất thơm ngon tinh khiết). À quên! hạt dẻ…nó to như ngón chân cái…. mấy nghìn một xiên cũng không biết chắc là 1 ngàn( miễn phí mà, có phải giả xiền đâu) Còn chú heo con nào thích ăn rau su su, cải mèo…thì cứ a lê hấp vào chợ ẩm thực ngay trước nhà thờ mà gặm


@Một số lịch trình cơ bản:

LT1: 4 đêm – 3 ngày từ tối thứ 5 sáng thứ 2 (Giá cũ)

Preparation: Đặt vé tàu (2 chiều nếu được, ~220k/ng) và phòng khách sạn (2 đêm – 24, 25, 1 phòng ~80-100k chia 2-3 người)
Mua: mì, bánh kẹo, sữa, giấy ăn… nói chung là hậu cần (total ~40k/ng)
Thứ 5 – HN-LÀO CAI – tối lên tàu (LC1: 10h10)
Thứ 6 – LÀO CAI-SAPA
- Sáng sớm đến (7h10), mua vé xe bus du lịch (~25k/ng) lên Sapa (nếu đi bus thường thì 10k nhưng fải chờ, ko đợi sẵn ở ga)
- Nhận phòng KS, mua bản đồ. Nếu chưa mua được vé tàu về về thì đặt của KS (phí 20k/vé) + hỏi các tour ngủ đêm tại bản  đặt tour cho cả ngày thứ 7 + sáng CN – hỏi: có giảm tiền KS hôm ngủ bản ko?) – maybe đi Tả Van, Tả Phìn + hỏi thuê xe máy tự lái.
- Ăn sáng. (Chapa Restaurant, vì mọi người giới thiệu dữ quá, he he)
- Đi bộ thăm Hàm Rồng , trên đó có radio tower and look-out (lệ phí 15k). Ăn trưa. Nghỉ tại khách sạn.
- Chiều: loanh quanh khu phố, nhà thờ…, chiều tối ra chợ shopping (đào, souvenir…) – toàn đi bộ.
- Ăn tối. Về nghỉ sớm mai đi tour (máu thì ra thăm nghĩa địa xem đom đóm)
Thứ 7, 25 – Trekking Tour – nơi đặt tour được đề nghị: Auberge Hotel (871 243), Mountain View Hotel (871 334)…
CN – SAPA surroundings + SAPA-LÀO CAI
- Tầm trưa về SAPA. Ăn trưa.
- Thuê xe máy (~100k/xe cả xăng) or đi tour xe ôm (Thác Bạc, chân núi Fanxipan, Cầu Mây, and/or Cổng Trời, Bãi Đá Cổ… tự chọn sau ~ 50k lệ phí tất cả)
- Bắt xe lên Lào Cai. Chơi. Ăn tối, chờ lên tàu.
- 7h (LC2) or 8h35 (SP2) tối lên tàu về HN.
Thứ 2 – Sáng sớm về đến HN, the end (4h or 4h20)

Nếu tính trung bình mỗi bữa ăn ~30k, ngày 3 bữa  Ăn uống cả tour ~180k
KS ~80k/ng, Xe cộ các loại ~200k, Tàu ~220k, Đồ mua ở HN ~40k, Lệ phí tham quan, mua sắm và các khoản phụ khác ~200k

TOTAL: < 900.000 VND (tính dư dả lắm rồi, ko lo thiếu.)

Đấy là em rút ngắn để tiết kiệm thời gian và tiền của (theo ý của bạn em). Đã tham khảo topic về Sapa trên các diễn đàn, kể cả ttvnol, box Du nịch.
Nếu máu để em dựng lại cái plan mà đi cả chợ Bắc Hà, thêm 1 ngày nữa.
Sáng sớm tinh mơ thứ 2 về nên các bác ko phải nghỉ làm.
À còn nữa, đấy là em tính đợt vắng khách, ko biết các dịp lễ tết giá cả nó thế nào.

Comment tiếp nhân chuyến trekking Minh Lương - Sapa vừa rồi:
- Bản Hồ, bản Sín Chải là những bản dân tộc đáng để đi, Cát Cát gần hơn nhưng không bằng
- Thác Bạc rất mùa xuân rất ít nước, nói chung là không đẹp

Kí hiệu Tàu Sapa:

Tàu Hà Nội - Lào Cai:
SP1: Tàu nhanh nhất (5h30 đến nơi)
SP3, 5, 7: Tàu nhanh
LC1: Tàu chậm
LC3: Tàu chậm nhất

SP2 Tàu Lào Cai Hà Nội: Tàu nhanh nhất
SP4, 6, 8: Tàu nhanh
LC2: Tàu chậm
LC4: Tàu chậm nhất

Tàu tăng cường (chạy vào dịp cao điểm)
LC5 LC6 LC7 LC8 LC9 LC10


To Phan si pang:


Đỉnh Phan-xi-păng nằm trên dãy núi Hoàng Liên Sơn (thuộc tỉnh Lào Cai), cao 3.143m so với mực nước biển còn được gọi là nóc nhà Đông Dương. Chinh phục đỉnh Phan (dân du lịch thường gọi thế) là mơ ước của rất nhiều người. Hay theo như một câu nói đã được dân du lịch bụi truyền tụng: “ Phi Phan bất phượt kí” – nghĩa là chưa leo đến đình Phan-xi-păng thì không phải là dân “Phượt”.

Trước đây, leo Phan-xi-păng mất khoảng 5-6 ngày, giờ thì không cần phải tốn nhiều thời gian đến thế. Hiện nay, việc leo lên đỉnh Phan-xi-păng không còn quá khó khăn. Nhà nhà đi Phan, người người leo Phan. Đường nhiều người đi đã mòn cả lối. Thế nhưng Phan-xi-păng không là một điều gì đó dễ dàng, nó vẫn là một thử thách rất đáng để chúng ta vượt qua. Nhiều người leo Phan-xi-păng đã phải bỏ giữa chừng vì không được chuẩn bị tốt về sức lực, hành trang và tinh thần. Chắc chắn chỉ cần quyết tâm, ai cũng có thể lên đến đỉnh.

1. Chuẩn bị leo núi:
* Luyện thể lực
Theo kinh nghiệm của những người đã leo Phan-xi-păng, bạn nên tập luyên để có một thể lực tốt Bạn nên tập thể lực 1 đến 2 tháng trước khi thực hiện chuyến leo núi Phan. Đầu tiên là khởi động kỹ các khớp, để tránh gây ra chấn thương lãng xẹt như: khớp háng, đầu gối, mắt cá chân... Bước tiếp theo kết hợp đi bộ, leo cầu thang hoặc chạy trong thời gian ít nhất 1 giờ; tập khoác ba lô (nặng 5kg) trên đường dốc... Các bài tập này nhằm đánh giá khả năng đi bộ của bạn.

Hiện nay, lên đỉnh Phan-xi-păng không còn quá khó khăn.

* Trang phục
Trên đường đi Phan-xi-păng, bạn sẽ gặp những thời tiết đa dạng, thay đổi nhanh tới mức chóng mặt. Không chuẩn bị kỹ càng về trang phục có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bạn và kéo theo là cuộc hành trình có thể dang dở.

Dưới đây là những trang phục bạn cần có.

- Balô: Loại có quai đeo mềm, có dây thắt quanh bụng, để đi cho đỡ nặng, có túi cạnh để nước. Không nhất thiết loại chống nước, vì tốt nhất là có một túi nylon to bên trong, mọi đồ đều cho trong túi nylon đó, balô có ướt, bẩn cũng không sao. Khi đi quai balô nên kéo cao, để lực dồn lên vai, không kéo người về sau rất khó chịu.

- Giầy: Từ trước tới giờ mọi người thường lựa chọn giầy bộ đội cho chuyến leo Phan của mình. Nó vừa rẻ (70k/đôi cao cổ có kèm tất chống vắt), lại cũng tương đối gọn gàng, bám đường cũng tốt. Tuy vậy giầy không được êm và phần trong giầy không được nhẵn nên trong quá trình cọ sát có thể gây phồng rộp, ngoài ra giầy cũng ko chống nước nên khi ướt sẽ làm lạnh bàn chân.

Nếu có điều kiện thì bạn nên sắm cho mình một đôi giầy chuyên dành cho việc trekking để bảo vệ đôi chân của mình (những hãng chuyên về đồ thể thao như Nortface, Nike, Starfoce... rất sẵn các loại giày này).

- Tất: Đi 2 đôi tất sẽ làm giảm sự cọ xát với giầy, tránh chân bị rộp. Nếu bạn e ngại bọn vắt thì nên có thêm một đôi tất dài, ít nhất là tới đầu gối. Tất chống vắt ngoài Lê Duẩn bán cũng chỉ đơn thuần vậy thôi. Có cả loại tất nilon để đi ra ngoài chống ướt, loại này rất nhanh rách, mỗi ngày sẽ cần thay ít nhất 1 lần. Có thể tìm loại này ở Yết Kiêu.

- Bọc khớp mắt cá và đầu gối: Giúp bảo vệ tránh trật khớp cho các bộ phận này, đồng thời giảm trấn thương khi va chạm.

- Quần: không nên mặc quần jeans. Tốt nhất là quần kaki rộng rãi một chút, phần gấu có thể có dây để thắt lại cho gọn gàng. Mang 2 cái là đủ, một cái mặc ban ngày và một cái giữ khô ráo để mặc khi đi ngủ.

- Áo: Nên mặc nhiều áo mỏng hơn là ít áo dày để khi nóng mình cởi ra từng thứ một, tránh gây cảm lạnh. Tốt nhất là áo thun dài tay, thấm mồ hôi.

- Găng tay: Để mình có thể tự tin bám đá, bám trúc khi đi chuyển. Dùng loại có hạt nhựa ở lòng bàn tay. Cần 1 đôi/ngày.

- Mũ: Mũ mềm, nếu trời lạnh thì nên có một mũ kiểu biên phòng, trùm tai và gáy.

Ngoài ra, một số đồ sơ cứu y tế và bánh kẹo, đồ uống... sẽ không bao giờ thừa. Mỗi người cần đeo một cái còi ở trên cổ (24/24) đề phòng lúc cần báo động (như bị tai nạn, cần trợ giúp..)

* Đồ dùng
Nhưng để chinh phục được, bạn phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.

- Lều ngủ: Chuẩn bị lều ngủ vì trên đường đi có 2 chặng nghỉ đêm một điểm ở độ cao 2.200m nhiệt độ ở điểm này thường vào mùa đông khoảng 8-10oC vào mùa hè khoảng 12-15oC, điểm còn lại ở độ cao 2.800m mùa đông khoảng 1-5oC mùa hè khoảng 10-15oC. Tuỳ theo sức khoẻ của bạn áp dụng cho hành trình (2 ngày 1 đêm) hoặc (3 ngày 2 đêm). Nếu Bạn đi (2 ngày 1 đêm) thì thông thường nên ngủ ở độ cao 2.800m. Nếu đi (3 ngày 2 đêm) thì đêm 1 ngủ 2.200, đêm 2 lại ngủ ở 2.200 và trở về bằng đường Sinchải thì đẹp hơn. Mỗi điểm ngủ này thường chỉ ngủ được 15-20 người. Nên vào những ngày nghỉ khách đi nhiều có thể sẽ hết chỗ ngủ. Vì vậy Bạn nên mang theo lều ngủ, túi ngủ cho chắc chắn về chỗ ngủ của bạn. Lều ngủ có nhiều loại - loại dành cho 2 người, 3 người, 10 người… tuỳ theo số lượng người trong đoàn của Bạn.

- Đồ ăn: Cần nhất là đồ tạo năng lượng nhanh: chocolate, pho mát sợi, bò cười, C sủi, ruốc 2 lạng/người/ngày…. Nên mang theo một số loại quả có hàm lượng dinh dưỡng cao như quýt, cam, xoài… để ăn dọc đường lấy lại sức.

Bạn nhớ mang theo giấy ăn, tăm, giấy vệ sinh, dao gọt hoa quả...

- Nước uống: Mỗi người khoảng 3 - 4 chai nước lọc nhỏ, cà phê tan, trà gừng.
Nước nên uống nhấm nháp làm nhiều lần không nên uống đầy bụng sẽ rất khó di chuyển và dễ bị tức bụng. Khi mệt nên hít thở bằng mũi cho đỡ hại phổi và thở ra bằng miệng sẽ giữ được sức bền tốt hơn.

Ngoài ra, các vật dụng cá nhân như khăn mặt, bàn chải, kem đánh răng, giấy vệ sinh, băng salonpas hoặc deep heat; đèn pin và mang nhiều túi nylon to nhỏ để bỏ đồ vào tránh mưa ướt.


2. Trong quá trình leo

Và hơn hết bạn nên là vị khách du lịch có văn hóa.

Nên chọn một người dẫn đường thông thạo địa hình, nhiệt tình người này có thể là người Mông hoặc những hướng dẫn bản địa tại Sapa thì càng tốt nhưng chi phi cao hơn chút.

Khi leo núi, bạn phải giữ cho hơi thở điều hoà, nếu thở nhanh hay hổn hển có nghĩa là các bạn đã đi quá sức, hãy tạm nghỉ chừng 5 – 10 phút (không nên nghỉ lâu, vì bắp thịt sẽ bị lạnh và giãn cơ, gây đau nhức do bị phản ứng).

Trong trường hợp gặp dốc đứng, các bạn men theo triền để tiến lên theo hình chữ Z, sử dụng thêm cả hai tay để hỗ trợ bằng cách bám vào đá, thân, rễ cây... Nhưng nhớ ướm thử độ chắc chắn của những vật mà bạn dùng làm điểm tựa.

Khi xuống núi, các bạn cần cẩn thận, không nên đi quá nhanh (cho dù trọng lượng của cơ thể và hành lý như đẩy các bạn chạy về phía trước), vì rất dễ bị vấp ngã, lăn xuống dưới. Khi xuống dốc, hãy khom người và chùn đầu gối lại, giữ cho ba lô ổn định và cân đối trên lưng. Nếu đi thẳng người, trọng tâm balô sẽ nằm phía sau, khiến bạn dễ bị trượt ngã. Nếu dốc khá đứng, bạn xoay người lại đối diện với vách núi, sử dụng luôn cả hai tay để bám mà leo xuống.

Ngoài ra Yêu Du Lịch khuyên bạn nên là vị khách du lịch có văn hóa. Hãy bảo vệ rừng, giữ vệ sinh môi trường và thực một số nội quy của Vườn quốc gia Hoàng Liên như: không vứt rác trên dọc đường đi, khi có rác bạn nên cho vào túi hoặc ba lô đến mỗi điểm dừng chân ạn cho vào thùng đựng rác; không khắc lên đã, khắc lên cây trên dọc đường đi; không tự ý chặt cây, đốt lửa trong rừng đặc biệt vào mùa khô.

2 comments: