Saturday, November 27, 2010

Câu chuyện người lính Nhật Bản

Onoda Hirō (Nhật: 小野田 寛郎, Onoda Hirō Tiểu Dã Điền Khoan Lang) (sinh ngày 19 tháng 3 năm 1922) là một cựu thiếu úy của Lục quân Đế quốc Nhật Bản tham chiến trong Thế chiến thứ hai tại chiến trường Philippines. Chỉ chấp nhận hạ vũ khí theo lệnh của thượng cấp ngày 9 tháng 3 năm 1974, 29 năm sau khi chiến tranh kết thúc, Onoda được coi là người cuối cùng của quân đội Nhật Bản thực hiện việc đầu hàng.
小野田 寛郎
Onoda Hirō
19 tháng 3, 1922 -

Onoda Hirō thời trẻ
Nơi sinh: Kainan, Wakayama, Nhật Bản
Phục vụ: Đế quốc Nhật Bản
Thuộc: Lục quân Đế quốc Nhật Bản
Năm tại ngũ: 1941 - 1974
Cấp bậc: Thiếu úy
Tham chiến: Chiến tranh thế giới thứ 2
Chiến dịch Philippines (1944-45)
Tiểu sử

Onoda Hirō sinh năm 1922 tại Wakayama, Nhật Bản. Sau một thời gian làm việc dân sự tại công ty kinh doanh Tajima Yoko của Nhật ở Vũ Hán, Onoda gia nhập Lục quân Đế quốc Nhật Bản năm 1942 và được đào tạo để trở thành sĩ quan. Sau một thời gian Onoda được chuyển sang học tập tại trường tình báo lục quân, nơi ông được dạy cách thu thập thông tin và phương thức tiến hành chiến tranh du kích.

Ngày 17 tháng 12 năm 1944, Onoda rời Nhật tới Philippines theo Lữ đoàn Sugi (thuộc Sư đoàn số 8 của Hirosaki). Tại đây theo lệnh của đại tá Taniguchi và Takahashi, Onoda lãnh đạo một nhóm quân Nhật tiến hành chiến đấu độc lập trên đảo Lubang theo hình thức chiến tranh du kích. Do chiến đấu độc lập nên việc liên lạc với đơn vị của nhóm quân Nhật này bị tạm thời cắt đứt. Chỉ huy lữ đoàn đã ra lệnh cho Onoda như sau:
“Anh không được phép tự tử. Dù bất kỳ điều gì xảy ra, dù sau ba năm hay năm năm, đơn vị sẽ quay lại với các anh. Cho đến lúc đó, dù chỉ còn một người lính, anh cũng phải lãnh đạo anh ta chiến đấu... Dưới mọi hoàn cảnh, anh đều không được phép tự tử.”
Ẩn trốn

Tháng 2 năm 1945, quân Đồng minh đẩy quân Nhật khỏi Philippines, Onoda cùng các binh lính cấp dưới bắt đầu lui vào rừng nhiệt đới ẩn trốn. Nhóm Onoda khi đó bao gồm thiếu úy Onoda (chỉ huy, 23 tuổi), hạ sĩ Shimada Shoichi (30 tuổi), binh nhì Kozuka Kinshichi (24 tuổi) và binh nhì Akatsu Yuichi (22 tuổi). Hậu cần của nhóm chỉ gồm rất ít lương thực, một khẩu súng cho mỗi người với cơ số đạn hạn chế. Vì vậy để tồn tại họ phải sống bằng dừa và chuối của rừng và gia súc của người dân trên đảo mà họ cướp được.

Từ tháng 10 năm 1945, nhóm Onoda bắt đầu nhận được các truyền đơn do máy bay thả xuống đề cập tới việc quân đội Nhật hoàng đã đầu hàng ngày 15 tháng 8 năm 1945 và kêu gọi họ hạ vũ khí, ra khỏi chỗ ẩn náu[4]. Tuy nhiên những người lính Nhật cho rằng đây chỉ là sự tuyên truyền bịa đặt của đối phương, họ không tin rằng chiến tranh đã kết thúc, kể cả sau đó khi nhận được thư nhà và thông tin binh vận của người ngoài. Bị cô lập với thế giới bên ngoài và mất niềm tin vào mọi thứ, họ sẵn sàng bắn vào những người dân đảo tình cờ đi gần nơi ẩn náu vì cho rằng đây là lính đối phương ngụy trang, đối với những người lính Nhật này, mọi người lạ đều là kẻ thù.

Người đầu tiên trong nhóm Onoda ra hàng là Akatsu vào tháng 9 năm 1949, không thông báo với đồng đội, người binh nhì này tách khỏi nhóm để ẩn náu một mình và đầu hàng dân đảo 6 tháng sau đó. Ngày 7 tháng 5 năm 1954, Shimada bị giết sau một cuộc chạm súng trên bãi biển Gontin. 20 năm tiếp theo Onoda cùng Kozuka tiếp tục tìm mọi cách tồn tại và chờ ngày quân đội Nhật Bản điều động họ cho một nhiệm vụ mới, hai người luôn tin rằng mình chỉ là những người lính phải chiến đấu trong lòng đối phương để chuẩn bị cho việc chiếm lại Philippines của quân đội Nhật.

Đầu hàng

Ngày 5 tháng 10 năm 1972, sau 27 năm ẩn trốn, Kozuka, ở tuổi 51, bị giết trong một cuộc chạm súng với lính tuần tra Philippines. Tin tức về cái chết của Kozuka khi tới Nhật Bản đã gây sốc cho công chúng nước này vì họ không ngờ rằng vẫn còn những người lính Nhật cầm súng "chiến đấu" sau khi chiến tranh đã kết thúc gần ba thập kỷ. Thực tế việc tìm kiếm những ikinokori heitai (những binh lính sống sót) hay zanryūsha (người bị bỏ lại) ở Lubang đã bị chính phủ Nhật chấm dứt từ năm 1959, toàn bộ những người lính còn mất tích như Onoda đều được tuyên bố chính thức là đã chết từ thời điểm đó.

Về phần mình, dù không còn đồng đội nào bên cạnh, Onoda vẫn tuyệt đối tuân theo mệnh lệnh của thượng cấp, ông không đầu hàng hay tìm cách tự tử. Tháng 2 năm 1974, Suzuki Norio, một thanh niên Nhật vốn ham thích du lịch đã bay tới Lubang để tìm hiểu về sự kiện này. Tối ngày 20 tháng 2, trong khi đang nấu ăn, Suzuki bất ngờ nghe thấy tiếng chào và khi quay lại, anh thấy một người đàn ông già ăn mặc rách rưới nhưng tay vẫn cầm súng, người đàn ông đó nói: "Tôi là Onoda". Suzuki lập tức đáp lại: "Chiến tranh đã kết thúc", Onoda tiếp lời: "Nhưng nó chưa kết thúc đối với tôi". Mặc dù sau đó Suzuki đã tìm mọi cách thuyết phục người lính già đầu hàng với những bằng chứng từ đài phát thanh, ảnh, báo chí, nhưng Onoda vẫn khẳng định chỉ hạ vũ khí nếu có lệnh của thượng cấp.

Ngày 27 tháng 2, tin và ảnh của Suzuki về Onoda Hirō được đăng rộng rãi trên báo chí Nhật Bản. Ngay lập tức cấp trên trực tiếp của Onoda là đại tá Taniguchi, lúc này là một người bán sách, cùng Toshio, em trai Onoda và người đứng đầu cơ quan hỗ trợ hồi hương Nhật bay tới Lubang và ra lệnh cho Onoda hạ vũ khí.

Ngày 10 tháng 3 năm 1974, trong một buổi lễ chính thức, thiếu úy Onoda Hirō, 52 tuổi, trong quân phục của Lục quân Đế quốc Nhật Bản, đã nhận lệnh hạ vũ khí từ đại tá cấp trên Taniguchi. Khi hạ vũ khí, Onoda vẫn còn khẩu súng trường Arisaka, 500 viên đạn và vài quả lựu đạn. Buổi lễ còn có sự tham gia của tổng thống Philippines Ferdinand Marcos, người ra lệnh ân xá cho những hoạt động chống lại quân đội Philippines của Onoda, mặc dù trong thời gian ẩn náu, Onoda đã giết chừng 30 người Philippine và giao tranh với quân tuần tiễu Philippines vài lần.

Thời gian sau

Khi trở về Nhật, Onoda Hirō được công chúng tôn vinh như một anh hùng. Ông xuất bản cuốn hồi ký của mình, Không đầu hàng: Cuộc chiến ba mươi năm của tôi, thành nhiều kỳ trên báo chí từ tháng 5 năm 1974 và sau đó là thành sách, cả hai đều bán rất chạy và tạo ra một "hội chứng hâm mộ Onoda" ở Nhật Bản. Tuy nhiên sau thời gian sống cách biệt khỏi thế giới quá lâu, Onoda dần cảm thấy khó hòa nhập với xã hội hiện đại Nhật Bản, ông mua một trang trại nuôi gia súc ở Brasil và chuyển sang sống ở đó. Tháng 5 năm 1996 Onoda đã quay trở lại thăm đảo Lubang, nơi ông đã từng "chiến đấu" vì nước Nhật trong suốt gần ba thập kỷ.

No comments:

Post a Comment