Năm 2006, có một độc giả gửi điện thư tới một trang tin do tôi quản lý, đại ý đưa lời khuyên rằng chúng tôi có thể sửa các game flash thành tiếng Việt cho dễ chơi không.
Trong đoạn trả lời, sau đoạn cảm ơn, tôi có viết một đoạn như thế này:
"Chúng tôi muốn quý độc giả sử dụng trang một cách dễ dàng lắm. Nhưng chúng tôi buộc phải tôn trọng bản quyền phần mềm theo các điều luật của quốc tế và Việt Nam" (nếu không muốn có ngày bị đóng cửa).
Thực chất việc này, ngoài các điều luật của Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam, còn liên hệ đến việc Việt Nam vừa mới ký công ước Berne của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới. Công ty của tôi làm lúc đó đã cam kết và sẽ giữ nguyên tác phẩm, ở đây là game, khi giới thiệu đến độc giả. Việc này lúc đó theo y sách là "phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế, hiện đại, văn minh", nhất là khi Việt Nam chỉ vừa được kết nạp vào WTO, theo thỏa thuận TRIPs - Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (cái này tôi sẽ giải thích thêm bên dưới). Nhưng một lý do khác, nhưng quan trọng không kém, là vì khi "lề bên phải" đã có, thì tôi buộc phải tránh tạo những kẽ hở để những công ty đối thủ lúc đó có muốn o ép thì cũng khó khăn hơn.
Vậy công ước Bern, Copyright và Copyleft, Copyright ©, Registered ® và Trademark ™, rồi đạo luật kéo dài Bản quyền Sonny Bono là gì, tác quyền có thời hạn bao nhiêu năm. Tại sao các bài hát của Việt Nam luôn đề cả ca sỹ lẫn tên tác giả ở phía dưới trong khi những bài hát như "Baby one more time" chỉ đề đúng tên ca sỹ Britney Spears. Nhân đang tìm hiểu về bản quyền, tôi xin trích dẫn ngay tại đây để bạn đọc tiện theo dõi.
Chuyện bên lề: bài này tôi viết tháng 11 năm 2006, sau này thấy nhiều người đưa lại, người đưa một, hai đoạn, người đưa cả, nhưng chẳng dẫn nguồn, lại có bạn ký tên ở dưới như bài của mình. Wikipedia cũng trích mấy đoạn để đưa dẫn giải về công ước Bern, nhưng cũng chẳng thấy trích dẫn. Tôi chỉ thấy buồn cười, vì nội dung bài là về bản quyền.
Công ước Bern là gì?
Công ước Bern là tên gọi ngắn của 'Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật', được ký tại thành phố Berne (Thụy Sĩ) năm 1886, lần đầu tiên thiết lập và bảo vệ quyền tác giả giữa các quốc gia có chủ quyền. Nó được hình thành sau các nỗ lực vận động của Victor Hugo. Trước khi có công ước Bern, các quốc gia thường từ chối quyền tác giả của các tác phẩm ngoại quốc. Ví dụ, một tác phẩm xuất bản ở một quốc gia được bảo vệ quyền tác giả tại đó, nhưng lại có thể bị sao chép và xuất bản tự do không cần xin phép tại quốc gia khác.
Bern - Switzerland (Ảnh của Austinresearch.com)
Quyền tác giả, theo công ước Berne là tự động, đây cũng là điều quan trọng nhất: Không cần phải đăng ký tác quyền, không cần phải viết trong thông báo tác quyền. Chẳng hạn bây giờ, tôi có nhã hứng viết bài hát "Thật là buồn cười", thì mặc nhiên tôi đã có quyền tác giả mà không cần phải đăng ký nơi đâu. Công ước Berne cho phép tác giả được hưởng tác quyền suốt đời cộng thêm tối thiểu 50 năm sau đó. Tuy nhiên các quốc gia tuân thủ công ước được phép nâng thời hạn hưởng tác quyền dài hơn, như Cộng đồng Châu Âu đã làm năm 1993. Hoa Kỳ cũng gia hạn tác quyền, như trong Đạo luật Kéo dài Bản quyền Sonny Bono năm 1998.
Ngày 26 tháng 7 năm 2004, chính phủ Việt Nam đã nộp văn kiện gia nhập Công ước Berne. Trong văn kiện này, Việt Nam tuyên bố bảo lưu các quy định tại Điều 33 của Công ước Berne và áp dụng chế độ ưu đãi dành cho các nước đang phát triển theo Điều II và Điều III của Phụ lục Công ước Berne. Công ước Berne có hiệu lực tại Việt Nam kể từ ngày 26 tháng 10 năm 2004.
Công ước Berne được quản lý bởi Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (World Intellectual Property Organization, viết tắt là WIPO). Gần như tất cả các quốc gia thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tuân thủ hầu hết các điều khoản của công ước này, theo thỏa thuận TRIPs (Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ) đó là những đạo luật liên quan giữa Berne và WTO.
Copyright là gì?
Copyright dịch theo tiếng Việt, có nghĩa là Quyền tác giả hay tác quyền, hay độc quyền của một tác giả cho tác phẩm của người này. Một phần người ta cũng nói đó là sở hữu trí tuệ (Intellectual Property) và vì thế là đặt việc bảo vệ sở hữu vật chất và sở hữu trí tuệ song đôi với nhau, thế nhưng khái niệm này đang được tranh cãi gay gắt. Quyền tác giả không cần phải đăng ký và thuộc về tác giả khi một tác phẩm được ghi giữ lại ít nhất là một lần trên một phương tiện lưu trữ. Quyền tác giả thông thường chỉ được công nhận khi sáng tạo này mới, có một phần công lao của tác giả và có thể chỉ ra được là có tính chất duy nhất. Copyright được quy định khác nhau trong các nước trên thế giới.
Copyright (Ảnh của Austinresearch.com)
Copyright là tên gọi của những vùng nói tiếng Anh (Anglo-America) cho quyền phi vật chất về các tác phẩm trí tuệ. Trong tiếng Mỹ, Copyright nhấn mạnh đến phương diện kinh tế. Copyright trước nhất là dùng để bảo vệ các đầu tư về kinh tế. Cũng chính từ nền tảng này mà luật của các vùng nói tiếng Anh và luật của châu Âu lục địa đã đi đến kết quả khác nhau cho nhiều vấn đề về luật pháp.
Trong Copyright của hệ thống luật lệ của Mỹ, trái ngược với luật về quyền tác giả của châu Âu, của châu Á cũng như của Việt Nam, các quyền sử dụng và quyết định về một tác phẩm thường không dành cho tác giả (thí dụ cho một nghệ sĩ) mà lại dành cho những người khai thác các quyền này về mặt kinh tế (thí dụ như nhà xuất bản). Tác giả chỉ giữ lại các quyền phủ quyết có giới hạn nhằm để ngăn cản việc lạm dụng của Copyright từ phía những người khác thác các quyền này. Đó cũng là lý do tại sao chúng ta chỉ thấy trong bài "Baby one more time" chỉ đề đúng tên ca sỹ là Britney Spears, không có tên tác giả. Còn "Anh không muốn bất công với em" ngoài đề "Ưng Hoàng Phúc & H.A.T" ra còn (bắt buộc phải) đề thêm "Tác giả: Quang Huy."
Cho đến những năn gần đây Copyright tại Mỹ vẫn phải đăng ký một cách rõ ràng và sẽ Chỉ chấm dứt 75 năm sau khi được ghi vào trong danh mục Copyright trung tâm. Hiện nay các tác phẩm mới tại Mỹ được bảo vệ cho đến 70 năm sau khi tác giả qua đời hay 95 năm dành cho các doanh nghiệp. Việc đăng ký Copyright tại "Library of Congress" không còn là cần thiết bắt buộc nữa nhưng vẫn được khuyên nhủ vì những cấn đề về tranh chấp bản quyền.
Ghi chú Copyright – ký hiệu © hay (c) – (ngay sau đó thường có người sở hữu quyền và năm) hay cũng được gọi là thông báo quyền tác giả có nguồn gốc từ luật Mỹ. Lý do là theo các luật lệ cũ của Mỹ thì có thể mất các quyền về một tác phẩm nếu như không có ghi chú Copyright. Tuy nhiên, và lại tuy nhiên, sau khi Mỹ gia nhập Công ước Bern về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật vào năm 1989 thì ghi chú Copyright không cần thiết nữa nhưng vẫn có thể được đính kèm tùy theo ý muốn. Trong luật Đức, quyền tác giả tự động có cùng với việc sáng tạo ra một tác phẩm.
Copyleft là gì?
Copyleft có biểu tượng là chữ C ngược. Theo các trang sách chính thức của nhiều nước, trong đó có cả của chính phủ Vietnam, thì họ gọi CopyLeft là "1 Trò chơi chữ của Free Software Foundation – FSF – và GNU – Gnu’s Not Unix, để đối nghịch hoàn toàn với CopyRight" (trích nguyên văn từ oss.gov.vn). Theo ý kiến của tôi, đó không phải là cách chơi chữ, theo nghiên cứu, Copyleft có lịch sử đàng hoàng của nó, và có một điều rất đáng chú ý mà rất nhiều người nói Copyleft đồng nghĩa với miễn phí, tôi xin được nói lại, Copyleft là không hề miễn phí!
Copyleft (Ảnh của Wikipedia)
Bên cạnh những người tiêu dùng vì đã quen thuộc với các vi phạm về quyền tác giả trong các nơi trao đổi âm nhạc trong Internet nên đang tự nhận thấy bị hạn chế các quyền tự do bởi luật pháp ngày càng nghiêm ngặt hơn cũng có những tác giả mong muốn đưa các tác phẩm của họ cho cộng đồng sử dụng tự do.
Để thực hiện điều này đơn giản nhất là từ bỏ quyền tác giả. Nhưng điều này không phải là trong bất cứ một hệ thống luật pháp nào cũng có thể được và vẫn tiếp tục dẫn đến tình trạng là các phiên bản được cải biến không phải là tự động được tự do sử dụng vì tác giả của những sửa đổi này không bắt buộc phải từ bỏ quyền tác giả của họ. Một khả năng để tránh tình trạng này là không từ bỏ quyền tác giả mà thông qua một hợp đồng bản quyền công nhận các quyền sử dụng đơn giản cho tất cả mọi người. Trong đó, các cái gọi là bản quyền copyleft yêu cầu các phiên bản được biến đổi chỉ được phép phổ biến theo cùng các điều kiện tự do.
Đặc biệt đáng được nêu ra trong phạm vi phần mềm tự do là các bản quyền của dự án GNU, thí dụ như các bản quyền GPL cho các chương trình máy tính và GFDL cho sách giáo khoa và các quyển hướng dẫn. Dự án Creative Commons đưa ra những bản quyền khác được cho là phù hợp tốt hơn với các nhu cầu đặc biệt của nghệ sĩ, đặc biệt là những bản quyền này không bị giới hạn trong một loại tác phẩm nhất định nào. Một mặt đó là những bản quyền nội dung mở (open-content) bảo đảm các quyền tự do tương tự như các bản quyền của phần mềm tự do và về mặt khác là những bản quyền có nhiều hạn chế hơn.
Copyleft là mang lại tự do cho người dùng sản phẩm chứ không phải là miễn phí khi dùng sản phẩm. Một trong những nguyên nhân quan trọng của Copyleft chính là người tạo sản phẩm khiêm tốn nghĩ rằng nó chưa hoàn hảo. Vì vậy, họ để ngõ khả năng cho người khác chỉnh sửa, bổ sung hy vọng qua đó sẽ có những sản phẩm tốt hơn phục vụ cộng đồng.
(Xin trích lời của bạn Chucxin) Khái niệm Copyleft xuất hiện khi Richard Stallman làm việc để phát triễn Lips (một chương trình ngôn ngữ của máy tính). Hãng Symbolics đã đề nghị và được Stallman đồng ý để được mở rộng và cải tiến chương trình Lips. Nhưng khi Stallman muốn truy cập vào chương trình đã được cải tiến đó thì lại bị Symbolics từ chối.
Năm 1984, Ricard Stallman định hướng phát triễn sản phẩm của mình thành Software Hoarding ( tạm dịch là phần mềm có khả năng tích hợp thêm). Để loại trừ ảnh hưởng của Copyright, Stallman đã tạo ra giấy phép bản quyền theo kiểu riêng đó là GNU GPL loại giấy phép Copyleft đầu tiên. Trong lĩnh vực phẩn mềm máy tính Torvalds đã trỏ nên nổi tiếng khi chú trọng đến khía cạnh thực hành của Copyleft với hệ điều hành Linux đang ngày càng trở nên đối thủ đáng ngại cho Windows của Microsoft.
Trong lĩnh vực tin học - công nghệ thông tin nạm xâm phạm bản quyền phần mềm chưa bao giờ hạ nhiệt, nhất là ở những nước đang phát triễn. Họ viện nhiều lý do khác nhau đển không mua bản quyền. Do vậy những Freeware và Freesoftware đang trở nên rất cần thiết.
Phân biệt Copyright ©, Registered ® và Trademark ™
Dưới đây, tôi xin đưa những định nghĩa riêng và cách phân biệt của tôi về 3 cụm từ trên, theo đó:
Trong đoạn trả lời, sau đoạn cảm ơn, tôi có viết một đoạn như thế này:
"Chúng tôi muốn quý độc giả sử dụng trang một cách dễ dàng lắm. Nhưng chúng tôi buộc phải tôn trọng bản quyền phần mềm theo các điều luật của quốc tế và Việt Nam" (nếu không muốn có ngày bị đóng cửa).
Thực chất việc này, ngoài các điều luật của Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam, còn liên hệ đến việc Việt Nam vừa mới ký công ước Berne của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới. Công ty của tôi làm lúc đó đã cam kết và sẽ giữ nguyên tác phẩm, ở đây là game, khi giới thiệu đến độc giả. Việc này lúc đó theo y sách là "phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế, hiện đại, văn minh", nhất là khi Việt Nam chỉ vừa được kết nạp vào WTO, theo thỏa thuận TRIPs - Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (cái này tôi sẽ giải thích thêm bên dưới). Nhưng một lý do khác, nhưng quan trọng không kém, là vì khi "lề bên phải" đã có, thì tôi buộc phải tránh tạo những kẽ hở để những công ty đối thủ lúc đó có muốn o ép thì cũng khó khăn hơn.
Vậy công ước Bern, Copyright và Copyleft, Copyright ©, Registered ® và Trademark ™, rồi đạo luật kéo dài Bản quyền Sonny Bono là gì, tác quyền có thời hạn bao nhiêu năm. Tại sao các bài hát của Việt Nam luôn đề cả ca sỹ lẫn tên tác giả ở phía dưới trong khi những bài hát như "Baby one more time" chỉ đề đúng tên ca sỹ Britney Spears. Nhân đang tìm hiểu về bản quyền, tôi xin trích dẫn ngay tại đây để bạn đọc tiện theo dõi.
Chuyện bên lề: bài này tôi viết tháng 11 năm 2006, sau này thấy nhiều người đưa lại, người đưa một, hai đoạn, người đưa cả, nhưng chẳng dẫn nguồn, lại có bạn ký tên ở dưới như bài của mình. Wikipedia cũng trích mấy đoạn để đưa dẫn giải về công ước Bern, nhưng cũng chẳng thấy trích dẫn. Tôi chỉ thấy buồn cười, vì nội dung bài là về bản quyền.
Công ước Bern là gì?
Công ước Bern là tên gọi ngắn của 'Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật', được ký tại thành phố Berne (Thụy Sĩ) năm 1886, lần đầu tiên thiết lập và bảo vệ quyền tác giả giữa các quốc gia có chủ quyền. Nó được hình thành sau các nỗ lực vận động của Victor Hugo. Trước khi có công ước Bern, các quốc gia thường từ chối quyền tác giả của các tác phẩm ngoại quốc. Ví dụ, một tác phẩm xuất bản ở một quốc gia được bảo vệ quyền tác giả tại đó, nhưng lại có thể bị sao chép và xuất bản tự do không cần xin phép tại quốc gia khác.
Bern - Switzerland (Ảnh của Austinresearch.com)
Quyền tác giả, theo công ước Berne là tự động, đây cũng là điều quan trọng nhất: Không cần phải đăng ký tác quyền, không cần phải viết trong thông báo tác quyền. Chẳng hạn bây giờ, tôi có nhã hứng viết bài hát "Thật là buồn cười", thì mặc nhiên tôi đã có quyền tác giả mà không cần phải đăng ký nơi đâu. Công ước Berne cho phép tác giả được hưởng tác quyền suốt đời cộng thêm tối thiểu 50 năm sau đó. Tuy nhiên các quốc gia tuân thủ công ước được phép nâng thời hạn hưởng tác quyền dài hơn, như Cộng đồng Châu Âu đã làm năm 1993. Hoa Kỳ cũng gia hạn tác quyền, như trong Đạo luật Kéo dài Bản quyền Sonny Bono năm 1998.
Ngày 26 tháng 7 năm 2004, chính phủ Việt Nam đã nộp văn kiện gia nhập Công ước Berne. Trong văn kiện này, Việt Nam tuyên bố bảo lưu các quy định tại Điều 33 của Công ước Berne và áp dụng chế độ ưu đãi dành cho các nước đang phát triển theo Điều II và Điều III của Phụ lục Công ước Berne. Công ước Berne có hiệu lực tại Việt Nam kể từ ngày 26 tháng 10 năm 2004.
Công ước Berne được quản lý bởi Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (World Intellectual Property Organization, viết tắt là WIPO). Gần như tất cả các quốc gia thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tuân thủ hầu hết các điều khoản của công ước này, theo thỏa thuận TRIPs (Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ) đó là những đạo luật liên quan giữa Berne và WTO.
Copyright là gì?
Copyright dịch theo tiếng Việt, có nghĩa là Quyền tác giả hay tác quyền, hay độc quyền của một tác giả cho tác phẩm của người này. Một phần người ta cũng nói đó là sở hữu trí tuệ (Intellectual Property) và vì thế là đặt việc bảo vệ sở hữu vật chất và sở hữu trí tuệ song đôi với nhau, thế nhưng khái niệm này đang được tranh cãi gay gắt. Quyền tác giả không cần phải đăng ký và thuộc về tác giả khi một tác phẩm được ghi giữ lại ít nhất là một lần trên một phương tiện lưu trữ. Quyền tác giả thông thường chỉ được công nhận khi sáng tạo này mới, có một phần công lao của tác giả và có thể chỉ ra được là có tính chất duy nhất. Copyright được quy định khác nhau trong các nước trên thế giới.
Copyright (Ảnh của Austinresearch.com)
Copyright là tên gọi của những vùng nói tiếng Anh (Anglo-America) cho quyền phi vật chất về các tác phẩm trí tuệ. Trong tiếng Mỹ, Copyright nhấn mạnh đến phương diện kinh tế. Copyright trước nhất là dùng để bảo vệ các đầu tư về kinh tế. Cũng chính từ nền tảng này mà luật của các vùng nói tiếng Anh và luật của châu Âu lục địa đã đi đến kết quả khác nhau cho nhiều vấn đề về luật pháp.
Trong Copyright của hệ thống luật lệ của Mỹ, trái ngược với luật về quyền tác giả của châu Âu, của châu Á cũng như của Việt Nam, các quyền sử dụng và quyết định về một tác phẩm thường không dành cho tác giả (thí dụ cho một nghệ sĩ) mà lại dành cho những người khai thác các quyền này về mặt kinh tế (thí dụ như nhà xuất bản). Tác giả chỉ giữ lại các quyền phủ quyết có giới hạn nhằm để ngăn cản việc lạm dụng của Copyright từ phía những người khác thác các quyền này. Đó cũng là lý do tại sao chúng ta chỉ thấy trong bài "Baby one more time" chỉ đề đúng tên ca sỹ là Britney Spears, không có tên tác giả. Còn "Anh không muốn bất công với em" ngoài đề "Ưng Hoàng Phúc & H.A.T" ra còn (bắt buộc phải) đề thêm "Tác giả: Quang Huy."
Cho đến những năn gần đây Copyright tại Mỹ vẫn phải đăng ký một cách rõ ràng và sẽ Chỉ chấm dứt 75 năm sau khi được ghi vào trong danh mục Copyright trung tâm. Hiện nay các tác phẩm mới tại Mỹ được bảo vệ cho đến 70 năm sau khi tác giả qua đời hay 95 năm dành cho các doanh nghiệp. Việc đăng ký Copyright tại "Library of Congress" không còn là cần thiết bắt buộc nữa nhưng vẫn được khuyên nhủ vì những cấn đề về tranh chấp bản quyền.
Ghi chú Copyright – ký hiệu © hay (c) – (ngay sau đó thường có người sở hữu quyền và năm) hay cũng được gọi là thông báo quyền tác giả có nguồn gốc từ luật Mỹ. Lý do là theo các luật lệ cũ của Mỹ thì có thể mất các quyền về một tác phẩm nếu như không có ghi chú Copyright. Tuy nhiên, và lại tuy nhiên, sau khi Mỹ gia nhập Công ước Bern về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật vào năm 1989 thì ghi chú Copyright không cần thiết nữa nhưng vẫn có thể được đính kèm tùy theo ý muốn. Trong luật Đức, quyền tác giả tự động có cùng với việc sáng tạo ra một tác phẩm.
Copyleft là gì?
Copyleft có biểu tượng là chữ C ngược. Theo các trang sách chính thức của nhiều nước, trong đó có cả của chính phủ Vietnam, thì họ gọi CopyLeft là "1 Trò chơi chữ của Free Software Foundation – FSF – và GNU – Gnu’s Not Unix, để đối nghịch hoàn toàn với CopyRight" (trích nguyên văn từ oss.gov.vn). Theo ý kiến của tôi, đó không phải là cách chơi chữ, theo nghiên cứu, Copyleft có lịch sử đàng hoàng của nó, và có một điều rất đáng chú ý mà rất nhiều người nói Copyleft đồng nghĩa với miễn phí, tôi xin được nói lại, Copyleft là không hề miễn phí!
Copyleft (Ảnh của Wikipedia)
Bên cạnh những người tiêu dùng vì đã quen thuộc với các vi phạm về quyền tác giả trong các nơi trao đổi âm nhạc trong Internet nên đang tự nhận thấy bị hạn chế các quyền tự do bởi luật pháp ngày càng nghiêm ngặt hơn cũng có những tác giả mong muốn đưa các tác phẩm của họ cho cộng đồng sử dụng tự do.
Để thực hiện điều này đơn giản nhất là từ bỏ quyền tác giả. Nhưng điều này không phải là trong bất cứ một hệ thống luật pháp nào cũng có thể được và vẫn tiếp tục dẫn đến tình trạng là các phiên bản được cải biến không phải là tự động được tự do sử dụng vì tác giả của những sửa đổi này không bắt buộc phải từ bỏ quyền tác giả của họ. Một khả năng để tránh tình trạng này là không từ bỏ quyền tác giả mà thông qua một hợp đồng bản quyền công nhận các quyền sử dụng đơn giản cho tất cả mọi người. Trong đó, các cái gọi là bản quyền copyleft yêu cầu các phiên bản được biến đổi chỉ được phép phổ biến theo cùng các điều kiện tự do.
Đặc biệt đáng được nêu ra trong phạm vi phần mềm tự do là các bản quyền của dự án GNU, thí dụ như các bản quyền GPL cho các chương trình máy tính và GFDL cho sách giáo khoa và các quyển hướng dẫn. Dự án Creative Commons đưa ra những bản quyền khác được cho là phù hợp tốt hơn với các nhu cầu đặc biệt của nghệ sĩ, đặc biệt là những bản quyền này không bị giới hạn trong một loại tác phẩm nhất định nào. Một mặt đó là những bản quyền nội dung mở (open-content) bảo đảm các quyền tự do tương tự như các bản quyền của phần mềm tự do và về mặt khác là những bản quyền có nhiều hạn chế hơn.
Copyleft là mang lại tự do cho người dùng sản phẩm chứ không phải là miễn phí khi dùng sản phẩm. Một trong những nguyên nhân quan trọng của Copyleft chính là người tạo sản phẩm khiêm tốn nghĩ rằng nó chưa hoàn hảo. Vì vậy, họ để ngõ khả năng cho người khác chỉnh sửa, bổ sung hy vọng qua đó sẽ có những sản phẩm tốt hơn phục vụ cộng đồng.
(Xin trích lời của bạn Chucxin) Khái niệm Copyleft xuất hiện khi Richard Stallman làm việc để phát triễn Lips (một chương trình ngôn ngữ của máy tính). Hãng Symbolics đã đề nghị và được Stallman đồng ý để được mở rộng và cải tiến chương trình Lips. Nhưng khi Stallman muốn truy cập vào chương trình đã được cải tiến đó thì lại bị Symbolics từ chối.
Năm 1984, Ricard Stallman định hướng phát triễn sản phẩm của mình thành Software Hoarding ( tạm dịch là phần mềm có khả năng tích hợp thêm). Để loại trừ ảnh hưởng của Copyright, Stallman đã tạo ra giấy phép bản quyền theo kiểu riêng đó là GNU GPL loại giấy phép Copyleft đầu tiên. Trong lĩnh vực phẩn mềm máy tính Torvalds đã trỏ nên nổi tiếng khi chú trọng đến khía cạnh thực hành của Copyleft với hệ điều hành Linux đang ngày càng trở nên đối thủ đáng ngại cho Windows của Microsoft.
Trong lĩnh vực tin học - công nghệ thông tin nạm xâm phạm bản quyền phần mềm chưa bao giờ hạ nhiệt, nhất là ở những nước đang phát triễn. Họ viện nhiều lý do khác nhau đển không mua bản quyền. Do vậy những Freeware và Freesoftware đang trở nên rất cần thiết.
Phân biệt Copyright ©, Registered ® và Trademark ™
Dưới đây, tôi xin đưa những định nghĩa riêng và cách phân biệt của tôi về 3 cụm từ trên, theo đó:
1> Copyright © là tập hợp những quyền liên quan đến việc sử dụng ý tưởng và thông tin. Nói cách khác, nó đề cập đến quyền tác giả, hay “quyền sao chép” (right to copy). Khác với Trademark và Registered chỉ sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh, Copyright áp dụng cho tất cả những nơi có sự xuất hiện của sáng tạo, của tác giả, của người tạo ra tác phẩm/ý tưởng/thông tin…
2> Trademark ™: Trademark là những ký hiệu để phân biệt sản phẩm dịch vụ hoặc của chính một công ty này với một công ty khác. Khi một tập hợp biểu tượng, hình ảnh, màu sắc, … được một công ty coi đó là ký hiệu nhận biết của mình thì họ có thể đặt dấu ™ vào bên cạnh sản phẩm (không nhất thiết phải là ký hiệu đã được đăng ký).
3> Registered ® thì chỉ được đặt cạnh một ký hiệu (có thể bao gồm tên, biểu tượng, hình ảnh, màu sắc, …) đã được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.
Khi Việt Nam tham gia vào trường quốc tế với WTO, thì có muốn hay không, cùng những Bern, thỏa thuận TRIPs, luật sở hữu trí tuệ, copyright và left dài hàng nghìn trang, không có 1 lý do nào được nêu ra theo kiểu "tại luật dài quá", chúng ta bắt buộc phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Ngay trong kinh doanh, hiểu luật và làm cho luật có lợi cho mình dù có thể hiểu là "lách luật" đi chăng nữa, hợp pháp đấy mới gọi là chơi đẹp, hiện đại và văn minh. Không phải là "When in Rome" nữa, mà chúng ta đang ở "When in WTO !"
2> Trademark ™: Trademark là những ký hiệu để phân biệt sản phẩm dịch vụ hoặc của chính một công ty này với một công ty khác. Khi một tập hợp biểu tượng, hình ảnh, màu sắc, … được một công ty coi đó là ký hiệu nhận biết của mình thì họ có thể đặt dấu ™ vào bên cạnh sản phẩm (không nhất thiết phải là ký hiệu đã được đăng ký).
3> Registered ® thì chỉ được đặt cạnh một ký hiệu (có thể bao gồm tên, biểu tượng, hình ảnh, màu sắc, …) đã được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.
Khi Việt Nam tham gia vào trường quốc tế với WTO, thì có muốn hay không, cùng những Bern, thỏa thuận TRIPs, luật sở hữu trí tuệ, copyright và left dài hàng nghìn trang, không có 1 lý do nào được nêu ra theo kiểu "tại luật dài quá", chúng ta bắt buộc phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Ngay trong kinh doanh, hiểu luật và làm cho luật có lợi cho mình dù có thể hiểu là "lách luật" đi chăng nữa, hợp pháp đấy mới gọi là chơi đẹp, hiện đại và văn minh. Không phải là "When in Rome" nữa, mà chúng ta đang ở "When in WTO !"
(Trong bài có sử dụng tài liệu từ Wikipedia, Ulrich Löwenheim: Urheberrecht im Informationszeitalter (Quyền tác giả trong thời đại thông tin), Becksche; Dietrich Harke: Urheberrecht - Fragen und Antworten (Hỏi đáp về quyền tác giả), Carl Heymanns; Brunhilde Steckler: Urheber-, Medien- und Werberecht. Grundlagen. Rechtsicherheit im Internet. (Quyền tác giả, Luật truyền thông đại chúng và Luật quảng cáo. Đại cương. Độ tin cậy luật pháp trong Internet), Cornelsen/Scriptor; Volker Ilzhöfer: Patent-, Marken- und Urheberrecht (Quyền bằng phát minh, Quyền thương hiệu và Quyền tác giả), Vahlen; Daniel Gutman: Urheberrecht im Internet in Österreich, Deutschland und der EU (Quyền tác giả trong Internet tại Áo, Đức và Liên minh châu Âu), Berliner Wissenschafts-Verlag, www.whatiscopyright.org, en.wikipedia.org/wiki/Copyright, www.copyright.com, www.law.cornell.edu/topics/copyright.html, www.gnu.org/copyleft, en.wikipedia.org/wiki/Copyleft, de.wikipedia.org/wiki/Bern, makezin)
Viết ngày 13/11/2006 tại Blog 360. Edit lại và đưa lên Blogspot ngày 10/6/2009.
© Copyrights and left by Hùng Anh Jim™ All rights and wrongs reserved.
Viết ngày 13/11/2006 tại Blog 360. Edit lại và đưa lên Blogspot ngày 10/6/2009.
© Copyrights and left by Hùng Anh Jim™ All rights and wrongs reserved.