Monday, November 13, 2006

Công ước Bern, Copyright và Copyleft, © ® và ™

Năm 2006, có một độc giả gửi điện thư tới một trang tin do tôi quản lý, đại ý đưa lời khuyên rằng chúng tôi có thể sửa các game flash thành tiếng Việt cho dễ chơi không.

Trong đoạn trả lời, sau đoạn cảm ơn, tôi có viết một đoạn như thế này:

"Chúng tôi muốn quý độc giả sử dụng trang một cách dễ dàng lắm. Nhưng chúng tôi buộc phải tôn trọng bản quyền phần mềm theo các điều luật của quốc tế và Việt Nam" (nếu không muốn có ngày bị đóng cửa).

Thực chất việc này, ngoài các điều luật của Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam, còn liên hệ đến việc Việt Nam vừa mới ký công ước Berne của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới. Công ty của tôi làm lúc đó đã cam kết và sẽ giữ nguyên tác phẩm, ở đây là game, khi giới thiệu đến độc giả. Việc này lúc đó theo y sách là "phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế, hiện đại, văn minh", nhất là khi Việt Nam chỉ vừa được kết nạp vào WTO, theo thỏa thuận TRIPs - Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (cái này tôi sẽ giải thích thêm bên dưới). Nhưng một lý do khác, nhưng quan trọng không kém, là vì khi "lề bên phải" đã có, thì tôi buộc phải tránh tạo những kẽ hở để những công ty đối thủ lúc đó có muốn o ép thì cũng khó khăn hơn.

Vậy công ước Bern, Copyright và Copyleft, Copyright ©, Registered ® và Trademark ™, rồi đạo luật kéo dài Bản quyền Sonny Bono là gì, tác quyền có thời hạn bao nhiêu năm. Tại sao các bài hát của Việt Nam luôn đề cả ca sỹ lẫn tên tác giả ở phía dưới trong khi những bài hát như "Baby one more time" chỉ đề đúng tên ca sỹ Britney Spears. Nhân đang tìm hiểu về bản quyền, tôi xin trích dẫn ngay tại đây để bạn đọc tiện theo dõi.

Chuyện bên lề: bài này tôi viết tháng 11 năm 2006, sau này thấy nhiều người đưa lại, người đưa một, hai đoạn, người đưa cả, nhưng chẳng dẫn nguồn, lại có bạn ký tên ở dưới như bài của mình. Wikipedia cũng trích mấy đoạn để đưa dẫn giải về công ước Bern, nhưng cũng chẳng thấy trích dẫn. Tôi chỉ thấy buồn cười, vì nội dung bài là về bản quyền.

Công ước Bern là gì?

Công ước Bern là tên gọi ngắn của 'Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật', được ký tại thành phố Berne (Thụy Sĩ) năm 1886, lần đầu tiên thiết lập và bảo vệ quyền tác giả giữa các quốc gia có chủ quyền. Nó được hình thành sau các nỗ lực vận động của Victor Hugo. Trước khi có công ước Bern, các quốc gia thường từ chối quyền tác giả của các tác phẩm ngoại quốc. Ví dụ, một tác phẩm xuất bản ở một quốc gia được bảo vệ quyền tác giả tại đó, nhưng lại có thể bị sao chép và xuất bản tự do không cần xin phép tại quốc gia khác.


Bern - Switzerland (Ảnh của Austinresearch.com)

Quyền tác giả, theo công ước Berne là tự động, đây cũng là điều quan trọng nhất: Không cần phải đăng ký tác quyền, không cần phải viết trong thông báo tác quyền. Chẳng hạn bây giờ, tôi có nhã hứng viết bài hát "Thật là buồn cười", thì mặc nhiên tôi đã có quyền tác giả mà không cần phải đăng ký nơi đâu. Công ước Berne cho phép tác giả được hưởng tác quyền suốt đời cộng thêm tối thiểu 50 năm sau đó. Tuy nhiên các quốc gia tuân thủ công ước được phép nâng thời hạn hưởng tác quyền dài hơn, như Cộng đồng Châu Âu đã làm năm 1993. Hoa Kỳ cũng gia hạn tác quyền, như trong Đạo luật Kéo dài Bản quyền Sonny Bono năm 1998.

Ngày 26 tháng 7 năm 2004, chính phủ Việt Nam đã nộp văn kiện gia nhập Công ước Berne. Trong văn kiện này, Việt Nam tuyên bố bảo lưu các quy định tại Điều 33 của Công ước Berne và áp dụng chế độ ưu đãi dành cho các nước đang phát triển theo Điều II và Điều III của Phụ lục Công ước Berne. Công ước Berne có hiệu lực tại Việt Nam kể từ ngày 26 tháng 10 năm 2004.

Công ước Berne được quản lý bởi Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (World Intellectual Property Organization, viết tắt là WIPO). Gần như tất cả các quốc gia thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tuân thủ hầu hết các điều khoản của công ước này, theo thỏa thuận TRIPs (Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ) đó là những đạo luật liên quan giữa Berne và WTO.

Copyright là gì?

Copyright dịch theo tiếng Việt, có nghĩa là Quyền tác giả hay tác quyền, hay độc quyền của một tác giả cho tác phẩm của người này. Một phần người ta cũng nói đó là sở hữu trí tuệ (Intellectual Property) và vì thế là đặt việc bảo vệ sở hữu vật chất và sở hữu trí tuệ song đôi với nhau, thế nhưng khái niệm này đang được tranh cãi gay gắt. Quyền tác giả không cần phải đăng ký và thuộc về tác giả khi một tác phẩm được ghi giữ lại ít nhất là một lần trên một phương tiện lưu trữ. Quyền tác giả thông thường chỉ được công nhận khi sáng tạo này mới, có một phần công lao của tác giả và có thể chỉ ra được là có tính chất duy nhất. Copyright được quy định khác nhau trong các nước trên thế giới.


Copyright (Ảnh của Austinresearch.com)

Copyright là tên gọi của những vùng nói tiếng Anh (Anglo-America) cho quyền phi vật chất về các tác phẩm trí tuệ. Trong tiếng Mỹ, Copyright nhấn mạnh đến phương diện kinh tế. Copyright trước nhất là dùng để bảo vệ các đầu tư về kinh tế. Cũng chính từ nền tảng này mà luật của các vùng nói tiếng Anh và luật của châu Âu lục địa đã đi đến kết quả khác nhau cho nhiều vấn đề về luật pháp.

Trong Copyright của hệ thống luật lệ của Mỹ, trái ngược với luật về quyền tác giả của châu Âu, của châu Á cũng như của Việt Nam, các quyền sử dụng và quyết định về một tác phẩm thường không dành cho tác giả (thí dụ cho một nghệ sĩ) mà lại dành cho những người khai thác các quyền này về mặt kinh tế (thí dụ như nhà xuất bản). Tác giả chỉ giữ lại các quyền phủ quyết có giới hạn nhằm để ngăn cản việc lạm dụng của Copyright từ phía những người khác thác các quyền này. Đó cũng là lý do tại sao chúng ta chỉ thấy trong bài "Baby one more time" chỉ đề đúng tên ca sỹ là Britney Spears, không có tên tác giả. Còn "Anh không muốn bất công với em" ngoài đề "Ưng Hoàng Phúc & H.A.T" ra còn (bắt buộc phải) đề thêm "Tác giả: Quang Huy."

Cho đến những năn gần đây Copyright tại Mỹ vẫn phải đăng ký một cách rõ ràng và sẽ Chỉ chấm dứt 75 năm sau khi được ghi vào trong danh mục Copyright trung tâm. Hiện nay các tác phẩm mới tại Mỹ được bảo vệ cho đến 70 năm sau khi tác giả qua đời hay 95 năm dành cho các doanh nghiệp. Việc đăng ký Copyright tại "Library of Congress" không còn là cần thiết bắt buộc nữa nhưng vẫn được khuyên nhủ vì những cấn đề về tranh chấp bản quyền.

Ghi chú Copyright – ký hiệu © hay (c) – (ngay sau đó thường có người sở hữu quyền và năm) hay cũng được gọi là thông báo quyền tác giả có nguồn gốc từ luật Mỹ. Lý do là theo các luật lệ cũ của Mỹ thì có thể mất các quyền về một tác phẩm nếu như không có ghi chú Copyright. Tuy nhiên, và lại tuy nhiên, sau khi Mỹ gia nhập Công ước Bern về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật vào năm 1989 thì ghi chú Copyright không cần thiết nữa nhưng vẫn có thể được đính kèm tùy theo ý muốn. Trong luật Đức, quyền tác giả tự động có cùng với việc sáng tạo ra một tác phẩm.

Copyleft là gì?

Copyleft có biểu tượng là chữ C ngược. Theo các trang sách chính thức của nhiều nước, trong đó có cả của chính phủ Vietnam, thì họ gọi CopyLeft là "1 Trò chơi chữ của Free Software Foundation – FSF – và GNU – Gnu’s Not Unix, để đối nghịch hoàn toàn với CopyRight" (trích nguyên văn từ oss.gov.vn). Theo ý kiến của tôi, đó không phải là cách chơi chữ, theo nghiên cứu, Copyleft có lịch sử đàng hoàng của nó, và có một điều rất đáng chú ý mà rất nhiều người nói Copyleft đồng nghĩa với miễn phí, tôi xin được nói lại, Copyleft là không hề miễn phí!


Copyleft (Ảnh của Wikipedia)

Bên cạnh những người tiêu dùng vì đã quen thuộc với các vi phạm về quyền tác giả trong các nơi trao đổi âm nhạc trong Internet nên đang tự nhận thấy bị hạn chế các quyền tự do bởi luật pháp ngày càng nghiêm ngặt hơn cũng có những tác giả mong muốn đưa các tác phẩm của họ cho cộng đồng sử dụng tự do.

Để thực hiện điều này đơn giản nhất là từ bỏ quyền tác giả. Nhưng điều này không phải là trong bất cứ một hệ thống luật pháp nào cũng có thể được và vẫn tiếp tục dẫn đến tình trạng là các phiên bản được cải biến không phải là tự động được tự do sử dụng vì tác giả của những sửa đổi này không bắt buộc phải từ bỏ quyền tác giả của họ. Một khả năng để tránh tình trạng này là không từ bỏ quyền tác giả mà thông qua một hợp đồng bản quyền công nhận các quyền sử dụng đơn giản cho tất cả mọi người. Trong đó, các cái gọi là bản quyền copyleft yêu cầu các phiên bản được biến đổi chỉ được phép phổ biến theo cùng các điều kiện tự do.

Đặc biệt đáng được nêu ra trong phạm vi phần mềm tự do là các bản quyền của dự án GNU, thí dụ như các bản quyền GPL cho các chương trình máy tính và GFDL cho sách giáo khoa và các quyển hướng dẫn. Dự án Creative Commons đưa ra những bản quyền khác được cho là phù hợp tốt hơn với các nhu cầu đặc biệt của nghệ sĩ, đặc biệt là những bản quyền này không bị giới hạn trong một loại tác phẩm nhất định nào. Một mặt đó là những bản quyền nội dung mở (open-content) bảo đảm các quyền tự do tương tự như các bản quyền của phần mềm tự do và về mặt khác là những bản quyền có nhiều hạn chế hơn.

Copyleft là mang lại tự do cho người dùng sản phẩm chứ không phải là miễn phí khi dùng sản phẩm. Một trong những nguyên nhân quan trọng của Copyleft chính là người tạo sản phẩm khiêm tốn nghĩ rằng nó chưa hoàn hảo. Vì vậy, họ để ngõ khả năng cho người khác chỉnh sửa, bổ sung hy vọng qua đó sẽ có những sản phẩm tốt hơn phục vụ cộng đồng.

(Xin trích lời của bạn Chucxin) Khái niệm Copyleft xuất hiện khi Richard Stallman làm việc để phát triễn Lips (một chương trình ngôn ngữ của máy tính). Hãng Symbolics đã đề nghị và được Stallman đồng ý để được mở rộng và cải tiến chương trình Lips. Nhưng khi Stallman muốn truy cập vào chương trình đã được cải tiến đó thì lại bị Symbolics từ chối.

Năm 1984, Ricard Stallman định hướng phát triễn sản phẩm của mình thành Software Hoarding ( tạm dịch là phần mềm có khả năng tích hợp thêm). Để loại trừ ảnh hưởng của Copyright, Stallman đã tạo ra giấy phép bản quyền theo kiểu riêng đó là GNU GPL loại giấy phép Copyleft đầu tiên. Trong lĩnh vực phẩn mềm máy tính Torvalds đã trỏ nên nổi tiếng khi chú trọng đến khía cạnh thực hành của Copyleft với hệ điều hành Linux đang ngày càng trở nên đối thủ đáng ngại cho Windows của Microsoft.

Trong lĩnh vực tin học - công nghệ thông tin nạm xâm phạm bản quyền phần mềm chưa bao giờ hạ nhiệt, nhất là ở những nước đang phát triễn. Họ viện nhiều lý do khác nhau đển không mua bản quyền. Do vậy những Freeware và Freesoftware đang trở nên rất cần thiết.

Phân biệt Copyright ©, Registered ® và Trademark ™

Dưới đây, tôi xin đưa những định nghĩa riêng và cách phân biệt của tôi về 3 cụm từ trên, theo đó:
1> Copyright © là tập hợp những quyền liên quan đến việc sử dụng ý tưởng và thông tin. Nói cách khác, nó đề cập đến quyền tác giả, hay “quyền sao chép” (right to copy). Khác với Trademark và Registered chỉ sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh, Copyright áp dụng cho tất cả những nơi có sự xuất hiện của sáng tạo, của tác giả, của người tạo ra tác phẩm/ý tưởng/thông tin…

2> Trademark ™: Trademark là những ký hiệu để phân biệt sản phẩm dịch vụ hoặc của chính một công ty này với một công ty khác. Khi một tập hợp biểu tượng, hình ảnh, màu sắc, … được một công ty coi đó là ký hiệu nhận biết của mình thì họ có thể đặt dấu ™ vào bên cạnh sản phẩm (không nhất thiết phải là ký hiệu đã được đăng ký).

3> Registered ® thì chỉ được đặt cạnh một ký hiệu (có thể bao gồm tên, biểu tượng, hình ảnh, màu sắc, …) đã được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.

Khi Việt Nam tham gia vào trường quốc tế với WTO, thì có muốn hay không, cùng những Bern, thỏa thuận TRIPs, luật sở hữu trí tuệ, copyright và left dài hàng nghìn trang, không có 1 lý do nào được nêu ra theo kiểu "tại luật dài quá", chúng ta bắt buộc phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Ngay trong kinh doanh, hiểu luật và làm cho luật có lợi cho mình dù có thể hiểu là "lách luật" đi chăng nữa, hợp pháp đấy mới gọi là chơi đẹp, hiện đại và văn minh. Không phải là "When in Rome" nữa, mà chúng ta đang ở "When in WTO !"

(Trong bài có sử dụng tài liệu từ Wikipedia, Ulrich Löwenheim: Urheberrecht im Informationszeitalter (Quyền tác giả trong thời đại thông tin), Becksche; Dietrich Harke: Urheberrecht - Fragen und Antworten (Hỏi đáp về quyền tác giả), Carl Heymanns; Brunhilde Steckler: Urheber-, Medien- und Werberecht. Grundlagen. Rechtsicherheit im Internet. (Quyền tác giả, Luật truyền thông đại chúng và Luật quảng cáo. Đại cương. Độ tin cậy luật pháp trong Internet), Cornelsen/Scriptor; Volker Ilzhöfer: Patent-, Marken- und Urheberrecht (Quyền bằng phát minh, Quyền thương hiệu và Quyền tác giả), Vahlen; Daniel Gutman: Urheberrecht im Internet in Österreich, Deutschland und der EU (Quyền tác giả trong Internet tại Áo, Đức và Liên minh châu Âu), Berliner Wissenschafts-Verlag, www.whatiscopyright.org, en.wikipedia.org/wiki/Copyright, www.copyright.com, www.law.cornell.edu/topics/copyright.html, www.gnu.org/copyleft, en.wikipedia.org/wiki/Copyleft, de.wikipedia.org/wiki/Bern, makezin)


Viết ngày 13/11/2006 tại Blog 360. Edit lại và đưa lên Blogspot ngày 10/6/2009.

© Copyrights and left by Hùng Anh Jim™ All rights and wrongs reserved.

Wednesday, November 1, 2006

Những sự thật mà có lẽ bây giờ bạn mới biết

Cá vàng chỉ nhớ đc đúng 3 giây.
_ Hải ly có thế nín thở dưới nước đc 45 phút.
_ Con sên có đến 4 lỗ mũi.
_ Mắt lạc đà thì có đến 3 mí....
_ 1 con ong mật có thể bay với vận tốc khoảng 22km/h (rất nhanh nếu bạn so với thân hình của nó...)
_ Ong chúa thì đẻ đc 800-1500 trứng 1 ngày (ặc ặc...)
_ Và 1 con ong thì có đến 5 mắt.


_ Muỗi thì thích đốt người ăn chuối hơn.
_ Chim hồng hạc màu hồng vì tụi nó ăn tôm.
_ Kangaroos ko thể đi lùi, à, nhảy lùi chứ....
_ Mèo có đến 100 âm sắc khác nhau (mèo...meo... méo...méo méo...)
_ Sữa của lạc đà thì ko bị đông cụng lại... (wá ghê!)
_ Tất cả con nhím đều nổi trên mặt nước...
_ Nếu dồn tất cả số mối trên trái đất thì cân nặng của chúng gấp 10 lần cân nặng của tất cả con người trên trái đất (cái này thì tui ko bít...)


_ 1 con chim ruồi còn nhẹ hơn đồng 1 cắc (penny) của Mỹ.
_ 95% con sứa là nước (dzậy seo người ta làm khô sứa đc ta???)
_ Trẻ con thì lớn nhanh hơn vào mùa xuân.
_ Quả hạch thiệt ra là bà con dzới quả đào nha.
_ Alaska là nơi mà tỉ lệ người ta đi bộ đến chỗ làm cao nhất.
_ Thức ăn duy nhất mà ko bị thiu là... mật ong
_ Bản chữ cái của Hawai chỉ có 12 chữ... (Aloha, bà con )
_ 1 trái banh bằng thuỷ tinh có thể tưng cao hơn 1 trái banh bằng cao su (hi vọng là nó ko bể...)
_ Vừa thái hành, vừa nhai kẹo cao su sẽ ko làm bạn rơi lệ...
_ Trung bình, 1 con người tiêu hết 2 tuần để chụt chụt dzới người bạn đời của mình (seo ít dzậy ta....??? )
_ Cá cũng có mí mắt đó nha!
_ 1 con người thì tương ứng cho 1 triệu con kiến trên thế giới (khíp...)
_ Mối ăn gỗ nhanh hơn 2 lần nếu đc cho nghe nhạc rock (chả hỉu tại seo... )


_ Nếu bạn giữ 1 con cá vàng trong fòng tối thì đến 1 lúc nào đó, nó sẽ chuyển thành màu trắng (dĩ nhiên ko fải là chết rùi...)
_ Voi chỉ ngủ 2 tiếng mỗi ngày.
_ Tiếng con vịt (quạt quạt...) là âm thanh duy nhất ko có echo.
_ Ốc sên thở bằng chân của nó.
_ Cá cũng ho đc à nghen!
_ Con kiến đánh hơi còn giỏi hơn cả chó.
_ Có thể dẫn con bò trên lầu nhưng đừng hòng ép nó đi xuống...
_ Tôm chỉ có thể bơi lùi.
_ Ếch ko thể nuốt khi nó mở mắt.
_ Móng dưới của con mèo ko thể đi ngang đc.
_ Ễnh ương là con vật ko bao giờ ngủ (hay dzậy ta!!!)
_ Voi có thể bơi đc đến 20 dặm 1 ngày....
_ Voi là động vật có vú duy nhất ko... bít nhảy
_ Hươu cao cổ ko có dây thanh quản...
_ Mèo có thể nghe đc sóng siêu âm (cái này mới quá ta!!!)
_ Cho dù có bướu, lạc đà có xương sống hoàn toàn thẳng (ngạc nhiên chưa?)


_ Muỗi có đến 47 cái răng (ặc... nhìu hơn người nữa!)
_ 11% người trên thế giới thuận tay trái.
_ 1 người phụ nữ trung bình tiêu gần 3kg son môi suối cuộc đời (mí chị em xác nhận giùm có đúng ko dzị???)


_ 1 mùi cân nặng khoảng 760 nanograms (1 nanograms=1/triệu gram) (chả hỉu cân cái này làm gì???)
_ Não người nặng gần 1,5kg.
_ 1/4 tổng số xương người tập trung ở chân.
_ Bạn nháy mắt 10 triệu lần trong 1 năm (khíp...)
_ Lúc bạn ắt xì, tốc độ của hơi là gần 150km/h.
_ Sóng não co thể dùng để charge điện (hổng hỉu lun....)
_ Lưỡi là bộ fận nhanh lành lặn nhất trong cơ thể.


_ Heo cũng có thể bị cháy nắng đó nha!! hehe...
_ Dâu có nhìu vitamin C còn hơn là cam nữa (ráng ăn dâu nhìu nhìu lúc bệnh nhá!)
_ Để dự báo thời tiết 1 ngày thì cần khoảng 10 tỉ phép tính (chắc là fải nhờ đến computer rùi...)
_ Người Mỹ trung bình ăn khoảng 18 acres pizza 1 ngày (tính ra giùm tui là bao nhiu mét vuông đi!
_ Từ "Jiffy" dùng để chỉ 1/100 giây.
_ Có 1 thành phố tên là "Big Ugly" ( Vừa to vừa xấu!) tại miền Tây Virginia.
_ 1 con người trung bình sử dụng khoảng 150 gallons nước 1 ngày cho những tiêu dùng cá nhân (ai đó đổi ra lít giùm tui đi!)
_ 1 con người trung bình bỏ ra 2 tuần trong cuộc đời chỉ để ngồi đợi đèn giao thông
_ Bạn có thể có chung ngày sinh nhật với 9 triệu người trên thế giới.
_ 1 con người trung bình gọi fone 1140 lần 1 năm..
_ Và con người trung bình tốn 2 năm trong cuộc đời nói fone... (mí 8 thí seo?)
_ Ko có tờ giấy nào có thể gấp đc nhìu hơn 7 lần (cái này tui check rùi, đúng đó!)


_ Khoảng 18% những người nuôi pet share giường với con vật mà họ nuôi.
_ Tháng 8 là tháng có nhìu người ra đời nhất
_ Googol (giống Google quá hén!) là 1 con số bao gồm số 1 ờ đầu và 100 con số 0 đằng sau sô 1 đó (hixhix... thua lun)
_ Ngạc nhiên nữa nè, con trai (ngoài biển đó, Oysters) là động vật có thể thay đổi giới tính của nó...hixhix....
_ 1 dặm ngoài biển thì ko tương đương với 1 dặm trong đất liền.
_ 1 người Mỹ trung bình đi bộ khoàng 18000 bước trong 1 ngày.


_ 1 giọt mưa rơi với vận tốc khoảng 10km/h.
_ Ở Washington DC, số lượng điện thoại còn nhìu hơn số người.
_ Cá cũng có chết đuối à nha! (há há... thằng nào nói bơi như cá dzậy chời!)
_ 1 con Kangaroo có thể nhảy đến 30 feet (là bi nhiu mét dzậy?)
_ Mực có thể có con mắt to như trái bóng chuyền.
_ 1 người Mỹ trung bình ăn khoảng 35000 bánh cookies trong suốt cuộc đời.
_ 1 tế bào vị giác sống đc 10 ngày.
_ 1 con người trung bình sản xuất khoảng 10,000 gallons… nước bọt trong suốt cuộc đời (khíp wé…)
_ Có 119 rãnh ở cạnh của đồng 25 cent.
_ Alaska có nhìu tuần lộc hơn cà người.
_ Nàng Mona Lisa nổi tiếng ko có lông mày … (bồ nào check thử lại coi!)
_ Tắc kè liên lạc với nhau bằng…. chiêu hít đất… keke….


_ 1 con gà tây có thể chạy với vận tốc gần 30 km/h… (khíp thế,ko thua gì xe máy hết)
_ Khi mặt trăng chiếu thằng vào bạn, bạn có khuynh hướng nhẹ cân đi (uh, cái này thì tui ko sure…)
_ Bạn tiêu thụ 20 calories trong 1 giờ nhai kẹo cao su.
_ Trong 1 năm, 1 con người trung bình đi bộ 4 dặm để sửa soạn giường của họ.
_ Từ tiếng Anh dài nhất là pneumonoultramicroscopicsilicovolcanoconiosis (hixhix… ai có Oxford thì tra giùm coi là nghĩa gì!!!)
_ Số lượng gà có nhìu hơn cả số người trên thế giới (chắc là trước thời kì cúm gà quá….)


_ Mỗi năm, Alaska có khoảng 5000 cơn động đất lớn nhỏ.
_ Mặt trời lớn hơn trái đất khoảng 330,000 lần.
_ Số lượng người ở Trung Quốc nói tiếng Anh còn nhìu hơn ở Mỹ.
_ Trứng đà điểu fải mất 4 tiếng để luộc chín hoàn toàn (có ai ăn món này chưa???)
_ 1 tên gọi cho game bài trong Windows “Solitaire” nữa là “Kiên nhẫn”.
_ Lúa mì là cây đc trồng nhìu nhất trên thế giới, và cũng là cây đc nhìu người ăn nhất


_ Cơ bắp mạnh nhất trong cơ thể chúng ta là…. lưỡi (french kiz thì cảm giác seo hả mí bro? )
_ Voi thường giương ngà lên khi nó cảm thấy nguy hiểm.
_ 1 con heo có thể chạy hết 1 dặm trong 7 phút rưỡi (nhanh gần bằng tui gùi… hixhix)
_ Từ ngắn nhất trong tiếng Anh mà chứa cả A,B,C,D,E,F là “feedback”.
_ Nếu bạn ngủ trong fòng lạnh thì cơ hội gặp ác mộng sẽ cao hơn (cái này tui chưa có test đc…)
_ Sau khi ăn nhìu quá thì thính giác của mình sẽ bớt nhạy đi. (đi nghe nhạc thì ăn ít thui nhá….)


_ Jack là tên thông dụng nhất trong những câu chuyện cổ tích.
_ 1 con cào cào có thể nhảy cao hơn 20 lần so với chiều dài của nó.
_ Chính quyền Mỹ ko cho in hình người còn đang sống lên tem.
_ 1 con người trung bình cười khoỏang 13 lần mỗi lần.
_ Trái đất nặng khoảng 6,588,000,000,000,000,000,000,000 tấn. (là bi nhiu thế??? )
_ Mỗi lần liếm 1 con tem, bạn tiêu hao khoàng 1/10 calorie. (liếm tem cũng giúp giữ dáng người nhỉ?)


_ Châu Úc là châu lục duy nhất mà ko có núi lửa hoạt động.
_ Cao su sẽ bền hơn nếu đc cho vào tủ lạnh.
_ 40,000 người Mỹ bị thương trong toilet hằng năm… (chả hỉu làm gì mà bị thương nữa?!! )
_ Canada trong ngôn ngữ của người da đỏ là “Ngôi làng lớn”.
_ Ếch ko uống nước nhá! (nó hấp thụ nước wa da của nó í mà)
_ Trung bình mỗi người Mỹ có 2 credit cards/
_ “I am” là câu hoàn chỉnh mà ngắn nhất trong tiếng Anh.
_ 1 người lao động trung bình đổ 4 gallons mồ hôi mỗi ngày (oé…). Phần lớn mồ hôi đều bốc hơi trc khi bạn có thể nhận bít đc chúng.
_ “Underground” là từ duy nhất trong tiếng Anh mà bắt đầu và kết thúc bằng chữ “und”.
_ Cuộc đời 1 con chuồn chuồn là 24 giờ (khỏi hưởng thụ gì lun….)
_ 1 con người trung bình bỏ ra 30 năm để cãi lộn dzới 1 thành viên trong gia đình.
_ Có 293 cách để đổi 1 dollar ra tiền lẻ.


_ Trừ phi bạn tự chặt tay, bạn ko thể liếm đc cùi chỏ của mình… keke… cái này tui sure lun!!!
_ 1 con người trung bình trong cuộc đời bỏ ra 6 năm ở trong nhà tắm.
_ Trẻ con ko có xương bánh chè khi chúng đc sinh ra.
_ Trung bình, con người rơi vào giấc ngủ trong vòng 7 phút (tui thì lâu hơn….)
_ Trong 10 phút, 1 cơn cuồng phong (hurricane) thải ra 1 nguồn năng lượng còn nhìu hơn tất cả vũ khí hạt nhân trên thế giới gộm lại.
_ Từ “set” là từ có nhìu nghĩa nhất trong tiếng Anh.


_ Nếu như bạn tung 1 đồng xu 10000 lần, nó sẽ là mặt hình khoảng 4950. Vì mặt hình nặng hơn, cho nên nó sẽ bị xấp nhìu hơn.
_ King Kong là bộ film ưa thix của Adolf Hitler (bít ai hông? )
_ 1 con ốc sên có thể ngủ trong vòng 3 năm (khíp wé…. Ai nói ngủ như heo dzị ta?)
_ Ngày thứ 3 là ngày năng suất làm việc cao nhất (ko hỉu tại seo lun….)
_ Cleopatra ko fải là Ai Cập đâu nhá; bà ta là người Hi Lạp đó.
_ Càng kiếm đc nhìu tiền thì người Mỹ càng có khuynh hướng nói dối vợ mình.


(Đưa lên 360 ngày 1/11/2006, đưa lên Blogspot ngày 15/6/09)