http://vnexpress.net/gl/phap-luat/tu-van/2010/08/3ba1edf6/
"Khi bị trộm tấn công bằng dao, bạn phòng vệ và gây chết người, nếu hành vi của bạn lúc ấy được coi là cần thiết, buộc phải chống trả tương xứng để ngăn ngừa hậu quả xấu có thể xảy ra với mình hoặc người thân thì được coi là phòng vệ chính đáng và sẽ không phạm tội", luật sư Thúy Hằng tư vấn.
Để kết luận hành vi của một người có phạm tội hay không phạm tội gì, cần căn cứ trên rất nhiều yếu tố, như trong trường hợp của bạn cần xem xét rõ chi tiết hoàn cảnh xảy ra vụ án, hành vi cụ thể của nạn nhân (tên trộm), nguyên nhân dẫn đến cái chết của nạn nhân (vị trí thương tích, một hay nhiều vết thương, do tác động vào một vị trí nguy hiểm trên cơ thể hay bị nhiều người đánh, “đánh đến chết” …), hung khí, số người tác động đến cơ thể nạn nhân dẫn đến cái chết.
Xem xét các quy định của pháp luật hình sự và đối chiếu với trường hợp của bạn (chúng tôi giả định rằng bạn đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực hành vi đầy đủ theo quy định của pháp luật), chúng tôi xin được đưa ra các khả năng gần nhất có thể xảy ra như sau:
Thứ nhất, nếu hành vi của tên trộm khi đó là tấn công bạn hoặc người thân của gia đình bạn với hung khí nguy hiểm là con dao, bất chấp tính mạng của người khác để nhằm mục đích chạy trốn, vì vậy bạn không còn cách nào khác phải tấn công lại nhằm phòng vệ và ngăn chặn hành vi nguy hiểm của tên trộm và đã dẫn đến hậu quả là tên trộm bị bạn đánh chết. Nếu hành vi của bạn lúc ấy được coi là cần thiết, cấp thiết buộc phải phản ứng, phải chống trả lại một cách tương xứng để ngăn ngừa hậu quả xấu có thể xảy ra với mình hoặc người thân thì hành vi của bạn được coi là phòng vệ chính đáng và sẽ không phạm tội (Theo quy định tại khoản 1, Điều 15, BLHS).
Tuy nhiên để kết luận được điều này còn cần xem xét đến các yếu tố như vết thương, nguyên nhân gây ra cái chết của tên trộm như thế nào, do 1 hay nhiều vết thương gây ra, vị trí vết thương? Nếu sau khi bị chống trả lại mà tên trộm đã không thể gây nguy hiểm được cho người khác nữa (như bị đánh bay mất dao, bị ngất…) mà bạn hoặc gia đình bạn vẫn tiếp tục đánh dẫn đến cái chết của người này thì khi đó không thể coi là phòng vệ chính đáng được nữa và bạn và những người gây ra cái chết của tên trộm sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự tương ứng với hành vi của mình.
Thứ hai: Nếu tên trộm mặc dù cầm dao nhưng không có biểu hiện của việc dùng con dao này để gây thương tích, làm nguy hại đến bạn và gia đình (như giơ dao lên đòi đâm, chém; vung dao chém loạn xạ) mà chỉ dùng chân, tay để thực hiện hành vi vũ lực, làm náo loạn, nhưng bạn đã có hành vi đánh chết tên trộm (bằng cách đánh một gậy vào đầu, vào gáy; hoặc dùng dao đâm, chém làm tên trộm chết ngay lập tức …) thì bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng” vì hành vi phản ứng của bạn rõ ràng là quá mức cần thiết, không tương xứng với hành vi của tên trộm.
Trường hợp này, hành vi của tên trộm chưa cho thấy biểu hiện của việc xâm hại đến tính mạng của bạn và gia đình, nhưng bạn đã đã giết tên trộm với ý thức nhằm bảo vệ tính mạng của gia đình và mình thì bạn đã thể hiện sự phòng vệ quá mức cần thiết.
Theo quy định tại khoản 1, Điều 15 BLHS, thì “phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm”.
Trong khi đó, khoản 2, Điều 15, BLHS, quy định: “Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự”.
Như vậy, nếu bạn làm chết người trong trường hợp chúng tôi giả định ở trên thì bạn phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 96 Bộ Luật hình sự về tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng với mức “phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.
Thứ ba, trường hợp tên trộm có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng bạn hoặc người thân của mình và bạn đã chống trả một cách cần thiết tuy nhiên sau khi “khống chế được tên trộm” khiến hắn không thể gây nguy hiểm được cho mọi người nữa, thậm chí không thể phản ứng được nữa như đã bị ngất, đã bị mọi người bắt, giữ…. nhưng bạn và gia đình vẫn tiếp tục đánh đập như chúng tôi đã nêu ở trên thì bạn và những người tham gia có thể phải chịu trách nhiệm về tội giết người hoặc cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người, tùy theo mức độ tác động của mọi người vào cơ thể nạn nhân, nguyên nhân dẫn đến cái chết cũng như nhận thức, mục đích của mọi ngươi khi thực hiện hành vi này. Trong trường hợp này sẽ được xem xét đến các tình tiết giảm nhẹ như nạn nhân cũng là người có lỗi, phạm tội trong trường hợp tinh thần bị kích động mạnh…
Đối với người thân trong gia đình bạn, nếu cùng tham gia với bạn (với vai trò giúp sức, tổ chức, xúi giục) thực hiện những hành vi theo quy định của BLHS mà thuộc trường hợp bị coi là tội phạm như chúng tôi đã viện dẫn thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với vai trò đồng phạm.
Như vậy, căn cứ vào các khả năng mà chúng tôi giả định ở trên, bạn có thể đối chiếu với trường hợp cụ thể của bạn để có thể giải quyết những vướng mắc của mình trên cơ sở quy định của pháp luật.
Luật sư Trần Thị Thúy Hằng
Công ty Luật Đại Việt
Số 335 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội
Trên Vnexpess.net
Thế mà bao năm nay cứ nghĩ ở Việt Nam không được phép phòng vệ chính đáng!
Friday, July 16, 2010
Friday, July 2, 2010
Bóng đá và Adelaide
Adelaide yên bình và bé xíu ở phía Nam đất nước Australia, nhìn trên bản đồ tưởng như sắp chạm vào Nam Cực, nhưng lại chưa bao giờ có tuyết cho dù ban đêm có thể xuống tới 0 độ C.
Một cái xó của xó, theo cái cách mà tôi và Tom, anh bạn người Kenya khoái trá gọi tên. Bây giờ thì cứ 11h30 tối, chúng tôi có mặt tại khách sạn Rosemont, nơi có lẽ là tập trung tất cả những người yêu bóng đá nhất ở cái xứ mà môn bóng kiểu Úc AFL mới được ưa chuộng nhất này (một môn bóng chẳng giống ai, pha tạp giữa bóng đá, rugby và sút như ... bắn chim).
Khách sạn Rosemont nằm trên Hindley, con phố "đèn đỏ" náo nhiệt nhất Adelaide (trường Đại Học Nam Úc cũng nằm tại đây!). Khu bóng đá trong Rosemont không quá lớn, chứa được khoảng 200 người, có lẽ chỉ nhỉnh hơn khu dành cho casino một chút. Nơi này cũng chỉ mới chuyển sang chuyên phục vụ những người yêu bóng đá bởi cách đây hơn một năm, khi tôi bước chân vào để theo dõi các trận đấu của Manchester United, bóng cứ đá, còn DJ thì cứ chơi nhạc to hết mức có thể. Đến nỗi mà những người Adelaide còn lập ra hẳn một "Hội những người ghét DJ của khách sạn Rosemont" trên Facebook để phản đối. Anh DJ đấy đã thôi việc, giờ đây nó là một thiên đường đối với những người như chúng tôi, khoảng 50 màn hình lớn nhỏ che lấp toàn bộ các bức tường, chỉ có bóng đá, bia và bóng đá.
Nam Úc mang múi giờ +10:30, đôi lúc là +11:30 giờ mùa hè (tức mùa đông ở châu Âu và Việt Nam) nên các trận giải Anh hay C1 rơi vào tầm 4-5h sáng! Một cực hình cho những fan bóng đá nếu không có những nơi như khách sạn Rosemont sẵn sàng đón người hâm mộ bất kỳ thời gian nào trong ngày. Cũng có nơi khác chiếu vài trận lúc 12 giờ đêm, nhưng chỉ có thế, hầu hết đã đóng cửa lúc 2 giờ!
Adelaide "hơn" những thành phố lớn khác của Úc như Sydney và Melbourne ở chỗ nơi đây ít người Trung Quốc và Ấn Độ, cộng đồng bị kỳ thị bậc nhất tại đất nước này. Đến cô bạn thân người Việt gốc Hoa của tôi cũng tẩy chay "bọn Trung Quốc", và vẫn ghét cay ghét đắng khi tôi gọi cô ấy là đồ Tàu. Người Ấn ở đây bị ghét cũng vì những lý do tương tự, không giống ai (vào lúc Úc và Ghana đang đá, tự cho phép mình bật 1 màn hình riêng ở giữa phòng cười hô hố xem... cricket), cục cằn thô lỗ cả với phụ nữ, ăn nói rất ầm ĩ và không bao giờ đi 1 hoặc 2 mình.
Người ta truyền tai nhau về khách sạn Rosemont, giờ thì nếu muốn gặp những cô gái hoặc chàng trai nước nào thì bạn có thể đặt giờ theo lịch thi đấu của World Cup. Họ đến và họ hát một cách đầy tự hào và hạnh phúc những bài hát đặc trưng của quốc gia mình ủng hộ cho đội tuyển, tất cả đồng thanh và thuộc một cách đáng kinh ngạc. Mexico sẽ có trống và guitar, Brazil có samba (không có bikini, có lẽ tại bây giờ là mùa đông), Anh có những cô gái xinh đẹp và cách ủng hộ cuồng nhiệt, nhưng những người ấn tượng nhất với tôi đến từ Hàn Quốc. Họ chiếm đến một nửa phòng, hát, hò reo một cách rất hồn nhiên và dễ thương, họ nhảy múa ủng hộ cho cả Triều Tiên và cả những đội bóng yếu khác, tất nhiên, trừ đội mà Hàn Quốc gặp, đội sẽ bị những tiếng "bu" và la ó suốt trận đấu. Người Nhật bất ngờ lại hiền hơn, ngồi ngoan như những chú mèo chứ không ầm ĩ như các bạn Hàn Quốc. Các bạn da đen thưa thớt dần khi các đại diện châu Phi bị loại, giờ thì chẳng còn ai ngoài anh bạn người Kenya Tom, fan ruột của Chelsea. Anh nhớ từng cầu thủ của lục điện đen một, từ tiểu sử đến nơi ở, có bạn gái hay chưa. Cả anh bạn người Nga ủng hộ Chile, nay cũng không thấy đến nữa sau trận thua tan tác trước Brazil.
Adelaide là thành phố biển, mà biển chắc hẳn phải có cá, và tôi vẫn nhớ tuần đầu tiên đến đây tìm mua mỏi mắt không đâu ra một con cá tươi về nấu. Đến tận bến cảng Adelaide với lời giới thiệu "cá ở đấy tươi lắm" vào sáng sớm lúc các con tàu chở cá vừa cập bến, có lẽ nếu tan đá thì bọn cá có thể sống lại thật, hy vọng thế.
World Cup sẽ hết để lại nét yên bình cho thành phố này, những người như tôi khi rời Adelaide chắc hẳn phải nhớ những buổi "tối" ngập nắng lúc 20h, những cô gái có nụ cười xinh như thiên thần, mùa đông ăn mặc như chưa bao giờ biết lạnh, thảm cỏ xanh ngát gợi nhớ "Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên", những bãi biển ngọt ngào và cả những đóa bồ công anh nhỏ nhắn tròn vo y như trong truyện Doremon ký ức hồi còn nhỏ. Tạm biệt Adelaide và hẹn gặp lại.
Xin chào Sydney!
James,
Adelaide Nam Úc, 2/7/2010
Hahndorf, ngôi làng của người gốc Đức, cách Adelaide 30 phút xe về phía Đông, có khí hậu trong lành như Sapa
Đường phố tĩnh lặng, xe chạy rất êm và mải miết, đặc biệt không bao giờ bấm còi.
Quán ăn Đức có một loại xúc xích có vị... giống hệt thịt chó nổi tiếng Nhật Tân (Hà Nội), không lẫn đi đâu được.
Bồ công anh, nhỏ nhắn và tròn vo, y như những gì tưởng tượng theo câu truyện Doremon thời còn nhỏ.
Mùa đông ở Adelaide có ba gam màu chính, Xanh, vàng và đỏ.
Nụ cười Adelaide, bộ ảnh đầu tiên thực hiện ở Úc, các cô mẫu xinh như thiên thần. Bị mất hết ảnh gốc (tiếc quá!), may còn lại 1 số tấm trên Demotix.
Một cái xó của xó, theo cái cách mà tôi và Tom, anh bạn người Kenya khoái trá gọi tên. Bây giờ thì cứ 11h30 tối, chúng tôi có mặt tại khách sạn Rosemont, nơi có lẽ là tập trung tất cả những người yêu bóng đá nhất ở cái xứ mà môn bóng kiểu Úc AFL mới được ưa chuộng nhất này (một môn bóng chẳng giống ai, pha tạp giữa bóng đá, rugby và sút như ... bắn chim).
Khách sạn Rosemont nằm trên Hindley, con phố "đèn đỏ" náo nhiệt nhất Adelaide (trường Đại Học Nam Úc cũng nằm tại đây!). Khu bóng đá trong Rosemont không quá lớn, chứa được khoảng 200 người, có lẽ chỉ nhỉnh hơn khu dành cho casino một chút. Nơi này cũng chỉ mới chuyển sang chuyên phục vụ những người yêu bóng đá bởi cách đây hơn một năm, khi tôi bước chân vào để theo dõi các trận đấu của Manchester United, bóng cứ đá, còn DJ thì cứ chơi nhạc to hết mức có thể. Đến nỗi mà những người Adelaide còn lập ra hẳn một "Hội những người ghét DJ của khách sạn Rosemont" trên Facebook để phản đối. Anh DJ đấy đã thôi việc, giờ đây nó là một thiên đường đối với những người như chúng tôi, khoảng 50 màn hình lớn nhỏ che lấp toàn bộ các bức tường, chỉ có bóng đá, bia và bóng đá.
Nam Úc mang múi giờ +10:30, đôi lúc là +11:30 giờ mùa hè (tức mùa đông ở châu Âu và Việt Nam) nên các trận giải Anh hay C1 rơi vào tầm 4-5h sáng! Một cực hình cho những fan bóng đá nếu không có những nơi như khách sạn Rosemont sẵn sàng đón người hâm mộ bất kỳ thời gian nào trong ngày. Cũng có nơi khác chiếu vài trận lúc 12 giờ đêm, nhưng chỉ có thế, hầu hết đã đóng cửa lúc 2 giờ!
Adelaide "hơn" những thành phố lớn khác của Úc như Sydney và Melbourne ở chỗ nơi đây ít người Trung Quốc và Ấn Độ, cộng đồng bị kỳ thị bậc nhất tại đất nước này. Đến cô bạn thân người Việt gốc Hoa của tôi cũng tẩy chay "bọn Trung Quốc", và vẫn ghét cay ghét đắng khi tôi gọi cô ấy là đồ Tàu. Người Ấn ở đây bị ghét cũng vì những lý do tương tự, không giống ai (vào lúc Úc và Ghana đang đá, tự cho phép mình bật 1 màn hình riêng ở giữa phòng cười hô hố xem... cricket), cục cằn thô lỗ cả với phụ nữ, ăn nói rất ầm ĩ và không bao giờ đi 1 hoặc 2 mình.
Người ta truyền tai nhau về khách sạn Rosemont, giờ thì nếu muốn gặp những cô gái hoặc chàng trai nước nào thì bạn có thể đặt giờ theo lịch thi đấu của World Cup. Họ đến và họ hát một cách đầy tự hào và hạnh phúc những bài hát đặc trưng của quốc gia mình ủng hộ cho đội tuyển, tất cả đồng thanh và thuộc một cách đáng kinh ngạc. Mexico sẽ có trống và guitar, Brazil có samba (không có bikini, có lẽ tại bây giờ là mùa đông), Anh có những cô gái xinh đẹp và cách ủng hộ cuồng nhiệt, nhưng những người ấn tượng nhất với tôi đến từ Hàn Quốc. Họ chiếm đến một nửa phòng, hát, hò reo một cách rất hồn nhiên và dễ thương, họ nhảy múa ủng hộ cho cả Triều Tiên và cả những đội bóng yếu khác, tất nhiên, trừ đội mà Hàn Quốc gặp, đội sẽ bị những tiếng "bu" và la ó suốt trận đấu. Người Nhật bất ngờ lại hiền hơn, ngồi ngoan như những chú mèo chứ không ầm ĩ như các bạn Hàn Quốc. Các bạn da đen thưa thớt dần khi các đại diện châu Phi bị loại, giờ thì chẳng còn ai ngoài anh bạn người Kenya Tom, fan ruột của Chelsea. Anh nhớ từng cầu thủ của lục điện đen một, từ tiểu sử đến nơi ở, có bạn gái hay chưa. Cả anh bạn người Nga ủng hộ Chile, nay cũng không thấy đến nữa sau trận thua tan tác trước Brazil.
Adelaide là thành phố biển, mà biển chắc hẳn phải có cá, và tôi vẫn nhớ tuần đầu tiên đến đây tìm mua mỏi mắt không đâu ra một con cá tươi về nấu. Đến tận bến cảng Adelaide với lời giới thiệu "cá ở đấy tươi lắm" vào sáng sớm lúc các con tàu chở cá vừa cập bến, có lẽ nếu tan đá thì bọn cá có thể sống lại thật, hy vọng thế.
World Cup sẽ hết để lại nét yên bình cho thành phố này, những người như tôi khi rời Adelaide chắc hẳn phải nhớ những buổi "tối" ngập nắng lúc 20h, những cô gái có nụ cười xinh như thiên thần, mùa đông ăn mặc như chưa bao giờ biết lạnh, thảm cỏ xanh ngát gợi nhớ "Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên", những bãi biển ngọt ngào và cả những đóa bồ công anh nhỏ nhắn tròn vo y như trong truyện Doremon ký ức hồi còn nhỏ. Tạm biệt Adelaide và hẹn gặp lại.
Xin chào Sydney!
James,
Adelaide Nam Úc, 2/7/2010
Hahndorf, ngôi làng của người gốc Đức, cách Adelaide 30 phút xe về phía Đông, có khí hậu trong lành như Sapa
Đường phố tĩnh lặng, xe chạy rất êm và mải miết, đặc biệt không bao giờ bấm còi.
Quán ăn Đức có một loại xúc xích có vị... giống hệt thịt chó nổi tiếng Nhật Tân (Hà Nội), không lẫn đi đâu được.
Bồ công anh, nhỏ nhắn và tròn vo, y như những gì tưởng tượng theo câu truyện Doremon thời còn nhỏ.
Mùa đông ở Adelaide có ba gam màu chính, Xanh, vàng và đỏ.
Nụ cười Adelaide, bộ ảnh đầu tiên thực hiện ở Úc, các cô mẫu xinh như thiên thần. Bị mất hết ảnh gốc (tiếc quá!), may còn lại 1 số tấm trên Demotix.
Thursday, July 1, 2010
Recipe (My favorite things)
Phân biệt đồ hiệu:
Lacoste chỉ được làm từ chất liệu 100% cotton và không pha trộn gì khác, rất nhẹ. Trong khi đó, hàng nhái dù ở cấp độ nào cũng thường nặng hơn rất nhiều.
Logo hình con cá sấu được khâu và may tinh tế hơn nhiều so với hàng nhái, răng của con cá sấu được hiện rõ. Ngoài ra, hình logo này còn có khả năng phát sáng. Trong 90% trường hợp hàng nhái, hững chi tiết cụ thể như chân cá sấu không có móng, mõm thiếu răng, đuôi quá ngắn, logo chỉ được dán lên áo mà không phải là thêu. Nếu nhìn kĩ thì ta sẽ thấy những chi tiết nhỏ như răng, mắt, đường viền trên bụng, chân, đường viền ngoài .. của logo áo thật vẫn sắc nét và tinh xảo hơn. Logo thêu hình cá sấu nằm trên ngực trái của áo (vị trí của trái tim ), thấp hơn nút cổ áo thứ 2 nhưng cao hơn chân cổ áo. Kích thước khoảng 25mm (quá to trên 30mm chắc chắn là ĐỒ RỞM), đầu quay sang hướng bên trái của người mặc.
Phía trong áo phải có nhãn hiệu DEVANLAY in trên vải. Đây là tên của công ti sở hữu độc quyền sản xuất quần áo Lacoste. Trong phần lớn trường hợp, nhãn này nằm bên trong, phía dưới mép trái của áo. Mặt sau của nhãn Devanlay thường là chữ 100% cotton, in bằng 7 thứ tiếng khác nhau.
Cúc áo của hàng nhái thường phẳng, cứng, chỉ làm từ nhựa bình thường. Trong khi loại xịn có một đường gờ nhỏ, được làm từ ngọc trai. Cúc của hàng chính hãng không bao giờ có ghi bất kỳ chữ gì, giống như "Lacoste" trên hàng nhái.
100% các cúc áo của Lacoste đều được làm bằng VỎ XÀ CỪ. Khi bạn quay các góc nhìn với độ sáng khác nhau thì những chiếc cúc này ánh lên màu khác nhau. Mặt trước và mặt sau của cùng 1 cúc cũng thường khác màu nhau. Tất cả cúc áo đều là loại trơn và KHÔNG in (hoặc khắc) bất cứ hình (hoặc chữ) nào hết. Vì vậy nếu bạn nhìn thấy một cái áo Lacoste với các cúc bằng NHỰA hoặc có IN CHỮ (hay HÌNH) thì tôi cam đoan rằng đó là 100% Lacoste NHÁI !
Và hơn nữa, đơn giản vì không có con con xà cừ nào giống y hệt con nào nên không có chiếc cúc áo nào của Lacoste giống y hệt nhau, kể cả 2 chiếc cúc áo dự trữ. Chúng thường được đơm theo chiều dọc và có 4 nút, nhưng thỉnh thoảng cũng có loại 2 nút (hình trên). Đây là một trong những yếu tố chính để xác định nguồn gốc của áo Lacoste.
Lacoste thật có phần viền tay áo không quá rộng mà cũng không quá nhỏ.
Lacoste thật không bao giờ ký hiệu kích cỡ của áo (size) theo dạng S, M, L... mà luôn dùng những con số.
Trên nhãn mác gắn ở cổ của áo xịn, các chi tiết của con cá sấu rất rõ, đặc biệt là mắt. Trong khi đó, hàng nhái, những chi tiết này ít khi được để ý và cá sấu không có mắt.
- Cổ áo : Được gia cố thêm một đường viền bên trong nên dày và khoẻ. Tuy vậy ta vẫn có thể trùm qua đầu một cách dễ dàng. Cổ áo không bị nhão sau nhiều lần giặt.
- Tay áo : Bao giờ cũng có 2 lớp được may luồn vào phía trong.
- Chất vải : Áo polo Lacoste THẬT thì MỀM. Rất mềm. Kiểu dệt của áo luôn cho cảm giác khá mỏng và nhẹ và không cồng kềnh. Một cảm giác rất GIÁ TRỊ.
- Dáng : Tất cả áo polo Lacoste đều may kiểu ôm người. Nếu bạn mặc một chiếc áo đúng size nhưng lại rộng thùng thình thì có lẽ đó là đồ GIẢ.
I want
A Djembe
A Cajon
A Polaroid 300
A Fujifilm instax mini 7s
Lacoste chỉ được làm từ chất liệu 100% cotton và không pha trộn gì khác, rất nhẹ. Trong khi đó, hàng nhái dù ở cấp độ nào cũng thường nặng hơn rất nhiều.
Logo hình con cá sấu được khâu và may tinh tế hơn nhiều so với hàng nhái, răng của con cá sấu được hiện rõ. Ngoài ra, hình logo này còn có khả năng phát sáng. Trong 90% trường hợp hàng nhái, hững chi tiết cụ thể như chân cá sấu không có móng, mõm thiếu răng, đuôi quá ngắn, logo chỉ được dán lên áo mà không phải là thêu. Nếu nhìn kĩ thì ta sẽ thấy những chi tiết nhỏ như răng, mắt, đường viền trên bụng, chân, đường viền ngoài .. của logo áo thật vẫn sắc nét và tinh xảo hơn. Logo thêu hình cá sấu nằm trên ngực trái của áo (vị trí của trái tim ), thấp hơn nút cổ áo thứ 2 nhưng cao hơn chân cổ áo. Kích thước khoảng 25mm (quá to trên 30mm chắc chắn là ĐỒ RỞM), đầu quay sang hướng bên trái của người mặc.
Phía trong áo phải có nhãn hiệu DEVANLAY in trên vải. Đây là tên của công ti sở hữu độc quyền sản xuất quần áo Lacoste. Trong phần lớn trường hợp, nhãn này nằm bên trong, phía dưới mép trái của áo. Mặt sau của nhãn Devanlay thường là chữ 100% cotton, in bằng 7 thứ tiếng khác nhau.
Cúc áo của hàng nhái thường phẳng, cứng, chỉ làm từ nhựa bình thường. Trong khi loại xịn có một đường gờ nhỏ, được làm từ ngọc trai. Cúc của hàng chính hãng không bao giờ có ghi bất kỳ chữ gì, giống như "Lacoste" trên hàng nhái.
100% các cúc áo của Lacoste đều được làm bằng VỎ XÀ CỪ. Khi bạn quay các góc nhìn với độ sáng khác nhau thì những chiếc cúc này ánh lên màu khác nhau. Mặt trước và mặt sau của cùng 1 cúc cũng thường khác màu nhau. Tất cả cúc áo đều là loại trơn và KHÔNG in (hoặc khắc) bất cứ hình (hoặc chữ) nào hết. Vì vậy nếu bạn nhìn thấy một cái áo Lacoste với các cúc bằng NHỰA hoặc có IN CHỮ (hay HÌNH) thì tôi cam đoan rằng đó là 100% Lacoste NHÁI !
Và hơn nữa, đơn giản vì không có con con xà cừ nào giống y hệt con nào nên không có chiếc cúc áo nào của Lacoste giống y hệt nhau, kể cả 2 chiếc cúc áo dự trữ. Chúng thường được đơm theo chiều dọc và có 4 nút, nhưng thỉnh thoảng cũng có loại 2 nút (hình trên). Đây là một trong những yếu tố chính để xác định nguồn gốc của áo Lacoste.
Lacoste thật có phần viền tay áo không quá rộng mà cũng không quá nhỏ.
Lacoste thật không bao giờ ký hiệu kích cỡ của áo (size) theo dạng S, M, L... mà luôn dùng những con số.
Trên nhãn mác gắn ở cổ của áo xịn, các chi tiết của con cá sấu rất rõ, đặc biệt là mắt. Trong khi đó, hàng nhái, những chi tiết này ít khi được để ý và cá sấu không có mắt.
- Cổ áo : Được gia cố thêm một đường viền bên trong nên dày và khoẻ. Tuy vậy ta vẫn có thể trùm qua đầu một cách dễ dàng. Cổ áo không bị nhão sau nhiều lần giặt.
- Tay áo : Bao giờ cũng có 2 lớp được may luồn vào phía trong.
- Chất vải : Áo polo Lacoste THẬT thì MỀM. Rất mềm. Kiểu dệt của áo luôn cho cảm giác khá mỏng và nhẹ và không cồng kềnh. Một cảm giác rất GIÁ TRỊ.
- Dáng : Tất cả áo polo Lacoste đều may kiểu ôm người. Nếu bạn mặc một chiếc áo đúng size nhưng lại rộng thùng thình thì có lẽ đó là đồ GIẢ.
I want
A Djembe
A Cajon
A Polaroid 300
A Fujifilm instax mini 7s
Subscribe to:
Posts (Atom)