1. Giới thiệu
Càng tranh luận trên facebook, mình càng thấy lỗi ngụy biện (fallacies) trong thảo luận và trình bày ý kiến là một vấn đề nghiêm trọng, xảy ra trên bình diện đại số đông người Việt, không chỉ ở cả dân thường mà kể cả các vị có bằng cấp, học thức, hot facebookers, bloggers. Lỗi này thường là bị nhiễm một cách vô hình và đến từ nhiều nguồn, như từ cách nói chuyện thường ngày, như từ việc bắt chước cách nói chuyện của người khác, như từ tâm lý ham thắng thua cá vú lấp miệng em, hay như từ cách lý luận báo chí trong nước vốn là một núi ngụy biện...
Ngụy biện nguy hiểm hơn, còn khiến người nhiễm phải nó có một lối tư duy suy nghĩ và phân tích vấn đề sai lệch, theo lối mòn. Người càng ít tranh luận thì càng khó có khả năng phát hiện lỗi ngụy biện trong tư duy của mình để chỉnh sửa nó. Đó là lý do ta thấy nhiều người ít nói, nhưng một khi mở miệng thì sẽ đuối lý và kết quả là chỉ biết chửi thề, xúc phạm, tấn công cá nhân người khác mà thôi.
Vì sao kiến thức về ngụy biện lại không được dạy rộng rãi trong các trường ĐH, hay ít nhất là trong các khoa ngành XH, báo chí tại Việt Nam? Câu trả lời mình nghĩ đến, đó là kiến thức này tuy rất hay nhưng không có lợi cho nhà chức trách, vì họ muốn đại đa số dân chúng không thấy những cách lý luận tầm bậy, sai bét nhè, phản khoa học của các tài liệu chính thống nhà nước, báo chí VN.
Vậy ngụy biện là gì?
Ngụy biện (fallacy) là các cách lập luận sai, vi phạm các quy tắc logic trong suy luận để giành phần lợi trong tranh luận, trong đối thoại và từ đó có thể biến sai thành đúng, biến đúng thành sai.
Ngụy biện không phải là một đánh giá đúng sai cảm tính, mà trái lại, nó là một vùng kiến thức đã được nghiên cứu và dạy rộng khắp trong các khóa học ở các trường ĐH trên thế giới. Các nghiên cứu này đã nhận dạng, phân loại và thống kê khoảng trên dưới 100 loại ngụy biện khác nhau (xem chẳng hạn ở đây). Đáng tiếc, tài liệu nói về ngụy biện tiếng Việt thì chỉ có vài nguồn, như từ trang GS Nguyễn Văn Tuấn, trang Thư viện khoa học ... trong khi tài liệu ngụy biện bằng tiếng Anh thì rất nhiều, google "fallacies" là ra ngay.
Ba năm qua, từ khi biết và sử dụng phân tích ngụy biện, mình đã dùng nó để cải thiện kỹ năng và phân tích tranh luận của mình, cũng như của một số bạn bè, với một tần suất đề cập nó không nhiều. Nhưng từ hôm nay trở đi, mình sẽ tập trung và nói về lỗi ngụy biện này nhiều hơn trước để mong bạn bè mình nhận dạng vùng kiến thức này, lưu tâm đến nó và cải thiện cách thức tranh luận của mình, và hy vọng chúng ta sẽ cùng nhau xây dựng một văn hóa tranh luận tốt hơn cho người Việt. Đó cũng là một ấp ủ từ lúc đang làm PhD cách đây ba năm, nhưng đến giờ mới đủ thời gian và quyết tâm hơn để thực hiện nó.
Cách làm của mình rất đơn giản, chỉ là tìm các câu tranh luận, mẫu chuyện hay gặp và chúng ta phân tích lỗi ngụy biện của nó. Note này sẽ là nơi tập hợp và ghi lại các mẫu ngụy biện đó để ai cũng có thể xem lại sau này. Nguồn tham khảo chính của chúng ta sẽ là các tài liệu tiếng Việt và Anh về fallacies nêu trên. Mời bạn bè cùng đồng hành với hành trình tìm các ngụy biện hay gặp trong tranh luận người Việt này của mình nhé. Cũng mong các cao thủ fallacies phụ mình một tay luôn.
2. Các ví dụ ngụy biện hay gặp
- Ví dụ 1: "CÓ LÀM ĐƯỢC GÌ CHO ĐẤT NƯỚC ĐÂU MÀ TO MỒM THẾ"- câu nói hay gặp này phạm lỗi ngụy biện tấn công cá nhân (ad hominem) và ngụy biện "anh cũng vậy" (Tu Quoque fallacy).
Thay vì bàn luận logic chủ đề đang bàn, kẻ sử dụng luận điểm này lại quay qua sỉ nhục, chửi rủa cá nhân người tranh luận để làm mất uy tín lời nói anh/chị ta. Việc anh A, anh B làm cái gì, không làm được cái gì không liên quan đến tính logic điều anh ta đang tranh luận (xem thêm status 1).
Ngụy biện "anh cũng vậy": câu nói này còn hàm ý "anh cũng chả làm được gì mà nói người ta", hàm ý "anh cũng chả hay ho gì, anh cũng bậy bạ vậy".
- Ví dụ 2: "LÀM ĐƯỢC NHƯ NGƯỜI TA ĐI RỒI HÃY NÓI" - Câu nói khá thông dụng của các bạn trẻ khi tranh luận với nhau này rất đáng tiếc lại phạm hai lỗi ngụy biện: lỗi ngụy biện tấn công cá nhân (ad hominem) và lỗi ngụy biện "anh cũng vậy" (Tu Quoque fallacy).
Tấn công cá nhân: Những gì anh A/anh B làm được hay không làm được không dính dáng gì đến tính đúng sai, logic lời anh ta nói cả
Ngụy biện "anh cũng vậy": câu nói này còn hàm ý "anh cũng chả làm được gì mà nói người ta", hàm ý "anh cũng chả hay ho gì, anh cũng bậy bạ vậy"
(Xem thêm status 2)
- Ví dụ 3: "NẾU KHÔNG HÀI LÒNG THÌ CÚT XÉO RA NƯỚC NGOÀI MÀ SINH SỐNG" là câu nói phạm hai lỗi ngụy biện: "ngụy biện cá trích" (Red herring fallacy) và (tạm dịch) "ngụy biện chọc tức, đâm thọt" (needling fallacy):
Lỗi "ngụy biện cá trích": loại ngụy biện khi một người nào đó đưa vào những phát biểu không dính dáng gì đến vấn đề đang tranh luận, nhằm mục đích đánh lạc hướng vấn đề. Ở đây việc anh A/B sống ở trong hay ngoài nước không liên quan đến tính logic vấn đề anh ta nói.
Lỗi ngụy biện "chọc tức, đâm thọt" (needling fallacy): là ngụy biện dùng lời nói bất lịch sự, bề trên ("anh không đồng ý thì đi ra nước ngoài mà sống") ko liên quan câu chuyện để làm đối thủ tức giận. Một ví dụ nữa cho một câu nói hay gặp, và phạm hai lỗi ngụy biện.
(Xem thêm status 3).
- Ví dụ 4: "ĐỪNG CÓ NGỒI ĐÓ MÀ LÀM ANH HÙNG BÀN PHÍM" là câu nói thông dụng, nhưng lại phạm hai lỗi ngụy biện: "tấn công cá nhân" (ad hominem) và ngụy biện "anh cũng vây" (Tu Quoque fallacy).
Lỗi "tấn công cá nhân": cách gọi "anh hùng bàn phím" là mang tính chê bai, tấn công cá nhân và không dính dáng gì đến tính đúng sai, logic lời anh ta nói cả.
Lỗi ngụy biện "anh cũng vậy" (Tu Quoque fallacy): vì gọi là "anh hùng bàn phím" còn có ngụ ý nói "bạn cũng chả làm được gì vậy", "bạn cũng tệ vậy thì còn nói ai".
(Xem thêm status 4).
- Ví dụ 5: Lỗi ngụy biện rơm (straw man) và lợi dụng lòng thương hai (ad misericordiam) cùng lúc.
"CHẲNG LẼ CHỈ VÌ TỪNG ĐƯỢC ĐẶT CHO CÁI NICKNAME "BOM PHONE" MÀ NÓ BỊ LIỆT VÀO DANH SÁCH VŨ KHÍ GIẾT NGƯỜI HÀNG LOẠT CẦN PHẢI BỊ LÊN ÁN VÀ LOẠI BỎ" (trích từ một bài trên báo Thanh niên) là câu nói mắc hai lỗi ngụy biện: ngụy biện rơm (straw man) và ngụy biện lợi dụng lòng thương hại (ad misericordiam)
Ngụy biện rơm: ngụy biện khi bóp méo lời người trao đổi để làm luận điểm tấn công họ. Có thể có ai đó gọi BPhone là Bom Phone" (chỉ là cách nói nhại, ý nói nổ quá đáng), nhưng tác giả lại xuyên tạc, trầm trọng lời nói thành "vũ khí giết người".
Lỗi ngụy biện lợi dụng lòng thương hại: cấu trúc "chẳng lẽ vì ... mà chúng ta nỡ ...": người viết cố ý ví việc đả kích BPhone đã bị trầm trọng thành "vũ khí nguy hiểm", ý nói BPhone bị hàm oan, đáng thương ... để gây sự cảm thông độc giả.
(xem thêm status 5)
- Ví dụ 6: Lại là lỗi ngụy biện rơm (straw man) và lợi dụng lòng thương hai (ad misericordiam)cùng lúc.
"KHI CHƯA RA ĐỜI, CHỉ CẦN BỊ ĐOÁN MÒ, BPHONE ĐÃ Bị NÉM ĐÁ THIẾU ĐIỀU NẾU NHƯ KHÔNG ĐỦ CAN ĐẢM VÀ BẢN LĨNH THÌ CHA MẸ CỦA NÓ ĐÃ PHẢI VÔ BỆNH VIỆN PHỤ SẢN MÀ PHÁ THAI" (câu nói cũng trích từ bài viết báo Thanh Niên trên) cũng phạm hai lỗi ngụy biện: ngụy biện rơm và lợi dụng lòng thương hại.
Lỗi ngụy biện rơm: cường điệu hóa, chế diễu hóa hoặc thô tục hóa những nhận định đàng hoàng về BPhone thành những từ "đoán mò", "ném đá".
Lỗi lợi dụng lòng thương hại: đưa hình ảnh "sản phụ phải nạo phá thai" vào để làm động lòng trắc ẩn của người đọc. Một lần nữa, một câu nói - hai ngụy biện.
(xem thêm status 6).
- Ví dụ 7: "CON LẠY CÁC THÁNH" - "LẠY ÔNG" - "PHÁN NHƯ THÁNH" là các cách nói hay gặp, câu chữ rất ngắn, chỉ vài từ nhưng chúng lại phạm hai lỗi ngụy biện nghiêm trọng: ngụy biện tấn công cá nhân (ad hominem) và "ngụy biện chế diễu" (appeal to ridicule).
Tấn công cá nhân: tấn công, sỉ nhục cá nhân người trao đổi (vốn không liên quan chủ đề đang tranh luận) để hạ thấp giá trị bản thân họ, hạ thấp giá trị lời nói của họ. Ở đây cách gọi "thánh", "ông" là hàm ý chê bai, tấn công cá nhân.
Ngụy biện chế diễu: ngụy biện khi gọi lời người trao đổi là nhảm nhí, là tầm bậy để hạ thấp giá trị các lời nói đó. Ở đây "phán", hay "con xin lạy" là chế diễu cách nói chuyện đàng hoàng của đối phương để hạ thấp giá trị lời nó của họ.
(xem thêm status 7)
- Ví dụ 8: Hai lỗi ngụy biện "Khái quát hóa vội vã" và "Lạm dụng chữ nghĩa" cùng lúc.
CHỈ CÓ NHỮNG NGƯỜI CHÂN LẤM TAY BÙN TỪ NHỎ MỚI LÀ NGƯỜI CẦN CÙ CHĂM CHỈ XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC, câu nói nhồi vào đầu giới trẻ HN cách đây 40 năm (lời học giả Vương Trí Nhàn), dùng thuật ngụy biện "khái quát hóa vội vã" (Overgeneralization hay Hasty Generalization) và "lạm dụng chữ nghĩa".
Khái quát hóa vội vã: người nói chỉ dùng ví dụ cho vài trường hợp nhỏ để khái quát hóa cho cộng đồng. Ở câu nói trên, không phải người "chăm chỉ xây dựng đất nước" nào cũng là người xuất thân "chân lắm tay bùn".
Rồi thế nào là "chăm chỉ xây dựng đất nước", là "chân lắm tay bùn", vì sao dùng hình ảnh đó trong câu nói trên? Trả lời: đó chính là ngụy biện "lạm dụng chữ nghĩa", loại ngụy biện dùng những chữ mang cảm tính cao để gắn một giá trị đạo đức vào một đề nghị hay một câu phát biểu.
(xem thêm status 8)
- Ví dụ 9: (tương tự ví dụ 8) LÀM SAO MÀ CÁC TRÍ THỨC ĐƯỢC ĐÀO TẠO Ở NƯỚC NGOÀI LẠI CÓ LÒNG YÊU NƯỚC NỒNG NÀN NHƯ NHỮNG NGƯỜI CẢ ĐỜI CHỈ SỐNG VỚI MẢNH ĐẤT NÀY. Tiếp tục một câu nói nhồi vào đầu giới trẻ HN cách đây 40 năm mà học giả Vương Trí Nhàn nhắc đến. Câu này cũng dùng ngụy biện "khái quát hóa vội vã" và "lạm dụng chữ nghĩa".
Khái quát hóa vội vã: người nói chỉ dùng ví dụ cho vài trường hợp nhỏ để khái quát hóa cho cộng đồng. Ở câu nói trên, không phải người sống cả đời trong nước lại yêu nước hơn người đi xa ở nước ngoài. Thực tế là nhiều người càng đi xa, càng trăn trở và quan tâm về đất nước hơn.
"Yêu nước nồng nàn" là gì? Đây chính là ngụy biện "lạm dụng chữ nghĩa": dùng những chữ mang cảm tính cao để gắn một giá trị đạo đức vào một đề nghị hay một câu phát biểu.
(xem thêm status 9)
- Ví dụ 10: ngụy biện kết luận vội vã (jumping to conclusions)
"GIA ĐÌNH HAI CON, VỢ CHỒNG HẠNH PHÚC"
Câu nói hay được dùng để tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình trên phạm lỗi ngụy biện "Kết luận vội vã" (jumping to conclusions http://www.logicallyfallacious.com/index.php/logical-fallacies/115-jumping-to-conclusions): loại ngụy biện đưa ra vài dữ kiện, nhận định không đầy đủ và đi đến kết luận vội vã, thiếu logic, thiếu chính xác.
Ở đây, vợ chồng hai con thì chưa chắc gì gia đình họ sẽ hạnh phúc, nên kết luận đó là vội vã.
(Xem thêm status 10)
- Ví dụ 11: ngụy biện hai sai thành đúng (two wrongs make a right)
NƯỚC NÀO MÀ KHÔNG CÓ THAM NHŨNG
"A: VN tham nhũng ghê quá
B: Nước nào mà không có tham nhũng"
Câu nói của B phạm lỗi ngụy biện khá thông dụng: "hai sai thành đúng" (Two wrongs make a right http://rationalwiki.org/wiki/Two_wrongs_make_a_right). Lỗi ngụy biện này sử dụng khi người trao đổi đưa ra một sự vật sai tương tự để biện hộ, hay giảm nhẹ, hay làm lạc hướng cho cái sai của sự vật đang xét đến.
Lưu ý đại đa số ngụy biện thông dụng "Anh cũng vậy" (Tu Quoque fallacy) cũng phạm lỗi "Hai sai thành đúng", nhưng chúng không đồng nhất nhau.
- Ví dụ 12: ngụy biện đứt đoạn và ngụy biện kết luận ẩu (jumping to conclusions)
TRUYỆN MẦM ĐÁ CỦA TRẠNG QUỲNH phạm hai lỗi ngụy biện này.
(Phân tích quá dài, xem chi tiết status 12)
- Ví dụ 13: "LO CÀY CUỐC LÀM GIÀU ĐI, ĐỪNG ĐI BÀN CHUYÊN THIÊN HẠ, QUỐC GIA. BIẾT GÌ MÀ BÀN?"
Mỗi câu trên đều phạm vài lỗi ngụy biện.
"Biết gì mà bàn": ngụy biện tấn công cá nhân ad hominem, cũng có thể liệt vào ngụy biện chế diễu, chọc tức (needling fallacy).
"Lo cày cuốc làm giàu đi, đừng đi bàn chuyện thiên hạ, quốc gia": ngụy biện anh cũng vậy(Tu Quoque fallacy), vì ám chỉ anh cũng tệ vậy, lo thân anh còn chưa xong, nói gì đến chuyện người khác. Ngoài ra có thể còn liệt kê vào lỗi "ngụy biện cá trích" (red herring), đưa sự vật không liên quan làm lạc hướng câu chuyện đang nói: chuyện tui làm giàu hay không kệ tui, chả liên quan gì đến tính đúng sai vấn đề đang bàn cả.
(xem thêm status 13)
- Ví dụ 14: ngụy biện lợi dụng nặc danh (anonymous authority)
Trích báo Một Thế Giới: MỘT NGƯỜI VIỆT KỂ VỚI ANH BẠN NGƯỜI NHẬT CHUYỆN MẤY HÔM NAY XÔN XAO VIỆC ÔNG NGUYỄN TỬ QUẢNG CHO RA "SIÊU PHẢM" ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH MANG TÊN BPHONE... VỊ KHÁCH NHẬT HỎI: "THẾ ANH ĐÃ MUA BPHONE CHƯA? ANH SẼ MUA CHỨ? ANH PHẢI BẢO THÊM NHỮNG NGƯỜI VIỆT MÀ ANH QUEN MUA ĐI, NẾU KHÔNG ÔNG NGUYỄN TỬ QUẢNG SẼ NGUY
Toàn bộ đoạn văn trên đã dùng ngụy biện lợi dụng nặc danh (anonymous authority): ngụy biện khi một ai đó trích dẫn nguồn thông tin mơ hồ hay lời nói của một người nặc danh (anonymous), vốn không thể kiểm chứng, không xác tính, để biện minh hay dẫn chứng cho luận điểm của anh ta. Trong ví dụ trên, người Nhật đó là người nào? Liệu có khả năng người viết bài này bịa ra câu chuyện đó, hoặc trích dẫn lại từ một câu chuyện không có thật hay không...
(Xem thêm status 14)
- Ví dụ 15: Ngụy biện so sánh ẩu faulty analogy (nôm na "đánh tráo khái niệm" trong cách nói người Việt)
Lời TS, Viện trưởng Khuất Thu Hồng nói về việc chỉ trích cô ca sĩ LQ cho con tè trên túi nôn máy bay: "(CHỬI LỆ QUYÊN THẾ) KHÁC NÀO KÊU ẦM LÊN LÀ SAO NƯỚC ĐÁI CỦA HOA HẬU LẠI KHAI THẾ - CỨ LÀM NHƯ HOA HẬU THÌ KHÔNG CÓ QUYỀN ĐÁI KHAI" - luận điểm trên phạm lỗi ngụy biện so sánh ẩu (faulty analogy). Ngụy biện này ý rằng, hai sự việc chỉ giống nhau một khía cạnh nhỏ, còn khác nhau hoàn toàn các khía cạnh khác nên so sánh chúng với nhau là ngụy biện.
Ở đây việc "lên án LQ cho con cô ta tè vào túi nôn trên máy bay" khác hoàn toàn việc "lên án hoa hậu không có quyền đái khai", việc đầu là logic, có lý còn việc kia là không thể chấp nhận được, do đó không thể so sánh chúng với nhau như vậy. (Chúng chỉ giống nhau là chuyện đi tè của hai đối tượng, hoa hậu và em bé, còn khác nhau hoàn toàn về ngữ cảnh, độ tuổi, không gian, thời gian, mức độ ý thức, độ riêng tư ..v..v.. của hai sự việc).
Ngụy biện so sánh ẩu này rất gần với thuật ngữ "đánh tráo khái niệm" mà người Việt hay dùng. Hai sự việc - hai khái niệm không đồng nhất, so sánh chúng chính là đánh tráo khái niệm hai sự việc, hai khái niệm này với nhau.
(Xem thêm status 15)
- Ví dụ 16: ngụy biện lợi dụng nặc danh (anonymous authority), ngụy biện lạm dụng thống kê (statistical fallacy) và ngụy biện lạm dụng số đông (ad populum).
"CÓ MỘT THỐNG KÊ TRÊN TOÀN CẦU CHO BIẾT RẰNG: HƠN 97% NGƯỜI LUÔN MỒM CHỬI CHẾ ĐỘ LÀ NHỮNG KẺ THẤT BẠI TRONG CÔNG VIỆC, SỰ NGHIỆP HAY CẢM THẤY KHÔNG HÀI LÒNG VỀ CUỘC SỐNG HIỆN TẠI CỦA MÌNH" câu nói của một facebooker tên Huỳnh Phước Sang.
Câu nói trên phạm ít nhất hai lỗi ngụy biện, ngụy biện lợi dụng nặc danh (anonymous authority) và ngụy biện lạm dụng thống kê (statistical fallacy). Một ngụy biện khác có thể tính đến là ngụy biện lạm dụng số đông (ad populum).
Ngụy biện lợi dụng nặc danh: đưa ra một thông tin mà không chỉ rõ nó nguồn tin từ đâu, ai nghiên cứu, khi nào. Cách nói vậy không khả tín, không xác thực.
Ngụy biện thống kê (statistical fallacy): cách trích dẫn con số ấn tượng 97% của một nguồn thông tin nặc danh chính là ví dụ của ngụy biện lợi dụng thống kê. Nó đánh vào tâm lý tin vào con số thống kê của người đọc. Độ xác thực của thống kê này như thế nào? Ở đâu ra? Ai thực hiện nó? Khi nào? Nội dung thiết kế thống kê? Phương pháp? Tần suất lẫy mẫu của nó thế nào ...? (Cần vô cùng cẩn thận khi ai đó đưa ra con số thống kê khi trao đổi, các bạn nhé)
Lưu ý, con số 97% còn biểu thị cho số đông, nên câu nói trên còn có thể liệt kê vào ngụy biện lợi dụng số đông (ad populum), ngụy biện cho rằng một luận điểm nào đó được số đông ủng hộ sẽ đúng. Cũng có thể coi nó là trường hợp ngụy biện con, sinh ra từ cách dùng ngụy biện lạm dụng thống kê nói trên.
(xem thêm status 16)
- Ví dụ 17: tương tự ví dụ 15, cũng là ngụy biện so sánh ẩu faulty analogy (nôm na "đánh tráo khái niệm" trong cách nói người Việt)
Lời bà Tôn Nữ Thị Ninh, một tri thức khá có vai vế trong nước, năm 2004 khi được hỏi về tình trạng vi phạm nhân quyền ở VN: "TRONG GIA ĐÌNH CHÚNG TÔI CÓ NHỮNG ĐỨA CON, CHÁU HỖN LÁO, BƯỚNG BỈNH THÌ ĐỂ CHÚNG TÔI ĐÓNG CỬA LẠI TRỪNG TRỊ CHÚNG NÓ, DĨ NHIÊN LÀ TRỪNG TRỊ THEO CÁCH CỦA CHÚNG TÔI. CÁC ANH HÀNG XÓM ĐỪNG CÓ MÀ GÕ CỬA ĐÒI XEN VÀO CHUYỆN RIÊNG CỦA GIA ĐÌNH CHÚNG TÔI" phạm lỗi ngụy biện "so sánh ẩu" (faulty analogy) và nói theo ngôn ngữ Việt là đánh tráo khái niệm. Nhắc lại, ngụy biện này ý rằng, hai sự việc chỉ giống nhau một khía cạnh nhỏ, còn khác nhau hoàn toàn các khía cạnh khác nên so sánh chúng với nhau là ngụy biện.
Việc bà Ninh so sánh việc nhà nước VN xử lý công dân y hệt như việc ba mẹ dạy dỗ con cái trong một gia đình, và ám chỉ anh hàng xóm (nước láng giềng) không được can thiệp là một so sánh ẩu và sai. Mối quan hệ nhà nước - công dân, vốn dựa trên các quy định pháp luật, các giao kết ràng buộc mang tính pháp lý, ước khế xã hội và nó khác hoàn toàn mối quan hệ ba mẹ - con cái trong gia đình, vốn máu mủ và tình yêu thương thiêng liêng.
Hàng xóm - gia đình là một mối quan hệ xã hội, cũng khác quan hệ một nước với các nước lân bang vốn là mối quan hệ bang giao quốc tế, dựa trên các luật chơi quốc tế ... Bà Ninh còn nói hàng xóm ko có quyền can thiệp chuyện cha mẹ dạy con cái là sai. Cha mẹ mà đánh con cái quá đáng, bạo hành trẻ em, hàng xóm phát hiện hoàn toàn có thể báo nhà chức trách xử phạt, thậm chí phạt tù bậc cha mẹ như vậy (ví dụ ở Bình Dương).
Ngụy biện so sánh sai ẩu ở câu nói trên cũng chính là đánh tráo khái niệm, biến mối quan hệ nhà nước - công dân thành mối quan hệ ba mẹ - con cái trong gia đình.
(xem thêm status 17)
- Ví dụ 18: ngụy biện lý luận lươn trạch (Argument From Adverse Consequences)
Tác giả Chung Nguyễn viết trên báo TN về việc tịch thu bình nước miễn phí trên vỉa hè HN như sau: THỰC THI PHÁP LUẬT THÌ KHÔNG ĐƯỢC TẠO RA TIỀN LỆ, NGÀY NAY CÁC BẠN ĐẶT BÌNH NƯỚC, NGÀY MAI LÀ MộT QUÁN NƯỚC, RỒI DẦN DẦN SẼ LÀ CÁI CHỢ CHĂNG? CHƯA KỂ, BẠN ĐẶT ĐƯỢC THÌ NGƯỜI BÊN CẠNH CŨNG ĐẶT ĐƯỢC, VÀ CẢ PHỐ CŨNG SẼ LÀM THEO, LÚC ĐÓ AI SẼ CHỊU TRÁCH NHIỆM?
Mỗi câu nói trên đều phạm lỗi ngụy biện lý luận lươn trạch (Argument From Adverse Consequences), loại ngụy biện này cho rằng một nhận định phải sai, vì nếu nó đúng thì các sự kiện xấu khác (bad things) sẽ xảy ra sau đó. Ngụy biện này là ví dụ của một cách suy diễn tùy tiện, làm trầm trọng hóa vấn đề. Ngày nay đặt bình nước, rồi suy diễn cho rằng ngày mai sẽ là một quán nước, rồi thành cái chợ ... chính là cách nói lý luận luơn trạch như vậy. -"Chưa kể, bạn đặt được thì người bên cạnh cũng đặt được, và cả phố cũng sẽ làm theo, lúc đó ai sẽ chịu trách nhiệm?"- cũng là lý luận lươn trạch như trên.
Lưu ý: lý luận lươn trạch cũng là một ngụy biện thông dụng người Việt.
(xem thêm status 18)
- Ví dụ 19: ngụy biện lợi dụng đám đông (ad populum) và ngụy biện lạm dụng chữ nghĩa (appeal to emotion)
1400 TỶ ĐỂ XÂY DỰNG TƯỢNG ĐÀI NHẰM ĐÁP ỨNG NGUYỆN VỌNG VÀ TÌNH CẢM CỦA ĐỒNG BÀO TÂY BẮC VỚI BÁC HỒ, câu nói của ông Trần Bảo Quyến, Phó GĐ Sở VH-TT-DL Sơn La phạm hai lỗi ngụy biện: ngụy biện lợi dụng đám đông và ngụy biện lạm dụng chữ nghĩa.
Ngụy biện lợi dụng đám đông: ngụy biện này nói rằng một lý lẽ được đám đông ủng hộ thì nó đúng. Ông Quyến đã dùng đám đông nhân dân Tây Bắc (cũng là một cách nói bừa thiếu chứng cứ) để biện hộ cho việc xây dựng này. Có thể thấy ngụy biện lợi dụng đám đông này được sử dụng rất sâu rộng bởi các chính trị gia tại Việt Nam.
Ngụy biện lạm dụng chữ nghĩa (appeal to emotion hoặc emotional appeal fallacy): ngụy biện khi kẻ tranh luận dùng các từ ngữ cảm tính để đánh vào cảm xúc, tâm lý của người đối thoại hay khán giả để giành được sự đồng thuận cho luận điểm anh ta. Câu nói "(đáp ứng) nguyện vọng và tình cảm nhân dân Tây Bắc với Bác Hồ" chính là dùng ngụy biện lạm dụng chữ nghĩa trên.
(xem thêm status 19)
- Ví dụ 20: ngụy biện lợi dụng quyền lực (ad verecundiam) và ngụy biện lạm dụng chữ nghĩa (hay lợi dụng cảm xúc (emotional appeal fallacy))
Lời ông PGS Nguyễn Trọng Phúc: "XÂY TƯỢNG TỐN KÉM, BÁC SẼ KHÔNG AN LÒNG" là một câu nói ngắn nhưng phạm hai lỗi ngụy biện trên.
Ngụy biện lợi dụng quyền lực (ad verecundiam): ngụy biện khi ai đó dùng danh tiếng hay uy tín những nhân vật nổi tiếng (trong trường hợp này là cụ Hồ) thay vì tính logic của luận điểm để tìm sự ủng hộ cho lời nói anh ta.
Ngụy biện lạm dụng chữ nghĩa (hay lợi dụng cảm xúc): "bác sẽ không an lòng" là cách nói không có bằng chứng, không logic và chính là lạm dụng cảm xúc mà thôi.
(xem thêm status 20)
- Ví dụ 21: Một câu nói, bốn lỗi ngụy biện cùng lúc: ngụy biện lợi dụng cảm xúc (emotional appeal fallacy), ngụy biện cá trích (red herring fallacy), ngụy biên rơm (straw man) và ngụy biện kết luận ẩu (jumping to conclusions)
"TÔI XEM CLIP CẬU BÉ 14 TUỔI LÊN TIẾNG VỀ GIÁO DỤC VIỆT NAM MÀ KHÔNG KHỎI THẤY BUỒN. KHÔNG PHẢI VÌ CẬU BÉ NÓI KHÔNG CÓ LÍ, TÔI BUỒN VÌ NHỮNG ĐỨA TRẺ ĐANG BỊ CUỐN VÀO THỨ “VĂN HÓA CHỬI” CỦA NGƯỜI LỚN.", câu nói trích từ bài viết trên báo Thanh Niên nói về lơi phát biểu em Tường Minh 14 tuổi về giáo dục VN (nguyên văn Youtube), phạm cùng lúc bốn lỗi ngụy biện trên. Cụ thể:
Ngụy biện lợi dụng cảm xúc (emotional appeal fallacy): ngụy biện khi dùng những từ ngữ cảm tính, các giá trị đạo đức hầu như không có tính logic vào trong tranh luận, để tác động vào suy nghĩ, cảm xúc người đọc, lấy được sự ủng hộ cho lời nói của mình. "Tôi cảm thấy buồn" chính là dùng những từ ngữ cảm tính (buồn, thất vọng ...) để tác động, lay động suy nghĩ người đọc, vốn không liên quan gì đến logic vấn đề đang bàn. Người đọc sẽ nghĩ, ừm, có vấn đề nghiêm trọng đây, mới khiến anh ta buồn vậy ...bla bla ...
Ngụy biện rơm (straw man): ngụy biện khi hạ thấp, bóp méo, suy diễn sai lời phát biểu đối phương đề giành phần lợi cho luận điểm của mình. Ở đây phát biểu Tường Minh lịch sự, thưa gửi, có trên có dưới, và đã từ tốn xin phép dùng một tính từ "thối nát" để mô tả thực trạng giáo dục VN. Gán ghép, chụp mũ, bóp méo lời nói đó, trong ngữ cảnh đó thành "chửi" là quá đáng. Cần phải khẳng định, lời em Tường Minh là một nhận xét, đánh giá cụ thể về GD VN, được trình bày từ tốn, có phép tắc cư xử đàng hoàng.
Ngụy biện cá trích (red herring): ngụy biện khi đẩy câu chuyện, lái vấn đề bàn luận sang chủ đề khác không liên quan. Sau khi bóp méo lời nói em Tường Minh thành "chửi", câu nói trên đẩy vấn đề lạc hướng sang việc "có những cậu bé nhiễm "văn hóa chửi" của người lớn". Việc các em bé nào đó có nhiễm văn hóa chửi của người lớn hay không là một vấn đề không liên quan đến tính đúng/sai trong luận điểm nhận xét về giáo dục của em Tường Minh này.
Ngụy biện kết luận ẩu (jumping to conclusions): ngụy biện khi chỉ đưa ra vài ví dụ, dẫn chứng không đầy đủ, rồi đi đến kết luận thiếu chính xác. Ở đây việc ám chỉ rằng em Tường Minh bị nhiễm văn hóa chửi người lớn cũng là một kết luận ẩu, vì chỉ từ ngữ cảnh câu nói chuyện của cậu ta là không đủ để có kết luận đó. Mặt khác, khẳng định em Tường Minh trong clip nói chuyện từ tốn, thưa gửi đàng hoàng, có phép tắc, văn hóa hẳn hoi.
(xem thêm status 21)
- Ví dụ 22: ngụy biện lạm dụng tác phong (fallacies of appearance and manner)
Câu nói của Đức Hiển (bố cu Hưng), một facebooker - blogger đình đám, tổng thư ký báo Pháp luật TP về lời nói em Tường Minh:
NẾU ĐÓ LÀ SUY NGHĨ THẬT CỦA CẬU BÉ, THÌ NHỮNG NGƯỜI LỚN BÌNH TĨNH VÀ CÓ TRÁCH NHIỆM VỚI TRẺ CON CẦN NÓI CHO CẬU HIỂU NÓI THẾ LÀ VỘI VÃ, LÀ KHÔNG ĐƯỢC. VÌ CÒN QUÁ NHIỀU ĐIỀU CẬU CHƯA ĐỦ HIỂU ĐỂ MÀ NÓI VỚI NỘI DUNG ẤY, THÁI ĐỘ ẤY, phạm lỗi ngụy biện lạm dụng tác phong, một biến thể của ngụy biện tấn công cá nhân.
Ngụy biện lạm dụng tác phong (fallacies of appearance and manner) là ngụy biện khi một ai đó lạm dụng tuổi tác, chức vụ, thành tích và danh xưng ... để hạ thấp người trao đổi, hạ thấp luận điểm họ và dành phần thắng cho mình. Đức Hiển tự cho rằng nhận định về giáo dục em Tường Minh là sai, rồi lợi dụng độ tuổi nhỏ của em Tường Minh, lợi dụng vai vế tuổi tác lớn hơn của mình để hạ thấp lời em nói, ý bảo người lớn cần dạy bảo em lại... Câu nói trên có thể xem là tấn công cá nhân ad hominem em Tường Minh nhưng kín kẽ hơn, có vẻ trí thức hơn (lạm dụng tác phong) mà thôi.
(xem thêm ví dụ rất dài 22)
- Ví dụ 23: ngụy biện anh cũng vậy (tu quoque fallacy) của GS Ngô Bảo Châu
Lời GS Ngô Bảo Châu khi bàn luận về các phát biểu tai tiếng của bộ trưởng Luận: NGƯỜI LÀM CHÍNH TRỊ CHẮC CHẮN PHẢI BIẾT ĐỐI MẶT VỚI DƯ LUẬN. VỀ PHÍA DƯ LUẬN, TÔINGHĨ RẰNG TRƯỚC KHI PHÊ BÌNH CHÍNH QUYỀN CŨNG NÊN ĐẶT MÌNH VÀO VÍ TRÍ CỦA HỌXEM MÌNH THỰC SỰ CÓ THỂ LÀM TỐT HƠN HAY KHÔNG" phạm lỗi ngụy biện anh cũng vậy (Tu Quoque fallacy), ngụy biện đẩy vấn đề bị công kích sang người đối diện, hàm ý bảo anh cũng vậy thì đừng nói ai.
Lời GS Ngô Bảo Châu khi bàn luận về các phát biểu tai tiếng của bộ trưởng Luận: NGƯỜI LÀM CHÍNH TRỊ CHẮC CHẮN PHẢI BIẾT ĐỐI MẶT VỚI DƯ LUẬN. VỀ PHÍA DƯ LUẬN, TÔINGHĨ RẰNG TRƯỚC KHI PHÊ BÌNH CHÍNH QUYỀN CŨNG NÊN ĐẶT MÌNH VÀO VÍ TRÍ CỦA HỌXEM MÌNH THỰC SỰ CÓ THỂ LÀM TỐT HƠN HAY KHÔNG" phạm lỗi ngụy biện anh cũng vậy (Tu Quoque fallacy), ngụy biện đẩy vấn đề bị công kích sang người đối diện, hàm ý bảo anh cũng vậy thì đừng nói ai.
Hàm ý lời khuyên của NBC: nếu anh (dư luận) không làm tốt hơn họ, không bằng họ (họ = chính quyền) thì đừng nên (hạn chế) phê bình.
Câu nói của NBC là một hình thức biến thể cao cấp ngụy biện anh cũng vậy, và xuất hiện ở hình thức một lời khuyên (tai hại!). GS ngụy biện có khác!
(xem thêm status 23)
- Ví dụ 24: ngụy biện lợi dụng lòng thương hại (ad misericordiam - appeal to pity) và ngụy biện cá trích (red herrings)
A: ÔNG NGUYỄN BÁ THANH THAM NHŨNG, ĐỒNG LÕA GIẤU ĐẤT GIẢITÒA ĐỀN BÙ CHO DÂN NGHÈO Ở ĐÀ NẴNG
B: ỔNG CHẾT RỒI, ĐỂ ỔNG YÊN.
B: ỔNG CHẾT RỒI, ĐỂ ỔNG YÊN.
Câu nói của B phạm hai lỗi ngụy biện trên:
Ngụy biện lợi dụng lòng thương hại: ngụy biện đánh vào cảm giác, tâm lý thương hại, trắc ẩn người đối thoại, để dành phân lợi cho luận điểm của mình. Việc bảo rằng ông Bá Thanh chết rồi thì không nên bơi móc quá khứ tham nhũng chính là lợi dụng sự thương hại như vậy.
Ngụy biện cá trích: lái vấn đề sang một hướng khác không liên quan, để phân tán sự chú ý hoặc để dừng luận điểm người đối thoại. B dùng việc ông Thanh mất đi, nói "để ông yên", chính là để ngăn chặn luận điểm của A bàn về tham nhũng ông Thanh.
(xem thêm status 24)
- Ví dụ 25: ngụy biện lợi dụng lòng thương hại (ad misericordiam - appeal to pity), ngụy biện rơm (straw man), ngụy biện gây cảm giác tội lỗi (appeal to shame) và ngụy biện cá trích (red herrings)
A: ÔNG NGUYỄN BÁ THANH THAM NHŨNG, ĐỒNG LÕA GIẤU ĐẤT GIẢITÒA ĐỀN BÙ CHO DÂN NGHÈO Ở ĐÀ NẴNG
B: BẠN KHÔNG THẤY XẨU HỔ KHI BƯƠI MÓC QUÁ KHỨ MỘT NGƯỜI ĐÃ KHUẤT Ư
B: BẠN KHÔNG THẤY XẨU HỔ KHI BƯƠI MÓC QUÁ KHỨ MỘT NGƯỜI ĐÃ KHUẤT Ư
Câu nói trên của B tuy ngắn, nhưng đã phạm cùng lúc bốn lỗi ngụy biện trên: ngụy biện lợi dụng lòng thương hại, ngụy biên gây cảm giác tội lỗi, ngụy biện rơm và ngụy biện cá trích.
Ngụy biện lợi dụng lòng thương hại (appeal to pity): ngụy biện đánh vào cảm giác, tâm lý thương hại, trắc ẩn người đối thoại, để dành phân lợi cho luận điểm của mình. B đưa cái chết ông Bá Thanh vào để đánh vào tâm lý người đối thoại, gợi lòng trắc ẩn của họ.
Ngụy biện gây cảm giác tội lỗi (appeal to shame): ngụy biện khi cố ý gây cho người đối thoại, hay độc giả có cảm giác tội lỗi về luận điểm này, để dành phần lợi cho mình nhưng thật ra lời buộc tội chỉ đánh vào tâm ly, cảm xúc chứ không hề liên quan logic vấn đề đang bàn. B đã đi xa hơn, khi buộc tội A, làm cho A có cảm giác tâm lý có lỗi khi nói về việc tham nhũng của ông Bá Thanh.
Ngụy biện rơm (straw man): bóp mép, hạ thấp lời người nói. B dùng từ "bươi móc" chính là bóp méo lời nói đàng hoàng của A về ông Bá Thanh.
Ngụy biện cá trích (red herrings): lái vấn đề sang ý khác để đánh lạc hướng, hay dừng luận điểm người đối thoại. B đã sử dụng hàng loạt nguy biện, cũng chỉ là để ngừng luận điểm của A về ông Bá Thanh.
Đây là một ví dụ hiếm có và rất hữu ích, vì một câu nói ngắn mà sử dụng bốn ngụy biện kín kẽ cùng lúc.
(xem thêm status 25)
- Ví dụ 26: ngụy biện burden of proof (nghĩa vụ chứng minh hay luận điệu ngược ngạo)
Xem trích đoạn đối thoại:
+ Facebooker Huỳnh Phước Sang: "Có một thống kê trên toàn cầu cho biết rằng: hơn 97% người luôn mồm chửi chế độ là những kẻ thất bại trong công việc, sự nghiệp hay cảm thấy không hài lòng về cuộc sống hiện tại của mình"
+ Trọng Hiền: "Con số 97% ở đâu ra? Tôi nghi ngờ nó"
+ HPS: "Bạn hãy chứng minh con số tôi đưa ra là sai"
+ Facebooker Huỳnh Phước Sang: "Có một thống kê trên toàn cầu cho biết rằng: hơn 97% người luôn mồm chửi chế độ là những kẻ thất bại trong công việc, sự nghiệp hay cảm thấy không hài lòng về cuộc sống hiện tại của mình"
+ Trọng Hiền: "Con số 97% ở đâu ra? Tôi nghi ngờ nó"
+ HPS: "Bạn hãy chứng minh con số tôi đưa ra là sai"
Cách trả lời của HPS phạm lỗi Burden of Proof , dịch là "nghĩa vụ chứng minh", hay tài liệu GS NVT gọi là "luận điệu ngược ngạo" . Đây là cách ngụy biện của người phát biểu, khi anh ta chuyển gánh nặng chứng minh hay tìm bằng chứng lời mình nói cho người đối thoại, trong khi đáng ra anh ta phải chứng minh nó. Trong ví dụ này, HPS đưa ra con số 97%, anh ta phải chứng minh hay đưa bằng chứng về nó, chứ không phải người đối thoại.
(xem thêm status 26)
- Ví dụ 27: ngụy biện cắt xén thông tin (ngoài ngữ cảnh) - Quoting out of context fallacy
Chúng ta thường hay gặp các trường hợp có những người có ý đồ xấu, thường hay đăng lại một thông tin (ví dụ một phát ngôn, nhận xét, dữ liệu nào đó) ở dạng cắt xén, hay trích rút phát biểu ấy ra ngoài ngữ cảnh gốc, để lái vấn đề sang hướng khác, gây cho người đọc thứ ba hiểu nhầm. Ngụy biện này có tên FALLACY OF QUOTING OUT OF CONTEXT , tạm dịch"Ngụy biện cắt xét thông tin (ngoài ngữ cảnh)".
Ví dụ, tháng 4/2014, trong khi báo the The Strait Times đưa tin rằng trong 219 passport được khảo sát toàn thế giới về mức độ được chào đón (được miễn visa khi vào nước khác), passport VN xếp thứ 81 trên 93 nhóm. Thế nhưng báo VNExpress lấp liếm, cắt trích saithông tin gốc về thứ hạng VN và có ý dối trá về việc này. Họ nói passport VN đứng thứ 81, nhưng không nói là 81/93, mà hàm ý cho người đọc nói là VN xếp thứ 81 trên 219 nước (và gọi là xếp hạng trung bình).
Quoting out of context hay cắt xén thông tin là một ngụy biện phổ quát mà báo chí nhà nước VN hay dùng để định hướng dư luận và các dư luận viên hay facebooker không đàng hoàng dùng nó để tấn công luận điểm và cá nhân người khác.
(Xem thêm status 27)
- Ví dụ 28: ngụy biện dụng bạo lực (ad baculum hoặc appeal to force)
A: VĂC XIN Q VẪN AN TOÀN, NÊN CHÍCH
B: TÔI KHÔNG ĐỒNG Ý, VÀI TÀI LIỆU VÀ THỰC TẾ CHO THẤY VẮC XIN Q KHÔNG AN TOÀN
A: CẢNH CÁO, BẠN MÀ VÀO STATUS PHÁN TẦM BẬY LÀ CUI BLOCK, ĐUỔI CỔ KHỎI NHÀ
B: TÔI KHÔNG ĐỒNG Ý, VÀI TÀI LIỆU VÀ THỰC TẾ CHO THẤY VẮC XIN Q KHÔNG AN TOÀN
A: CẢNH CÁO, BẠN MÀ VÀO STATUS PHÁN TẦM BẬY LÀ CUI BLOCK, ĐUỔI CỔ KHỎI NHÀ
Ở đoạn trên, A đã dùng ngụy biện dụng bạo lực (ad baculum hay appeal to force), ngụy biện mà kẻ tranh luận dùng sự đe dọa, ám chỉ đến những điều không hay xảy ra với người đối thoại để làm họ chùn bước, và từ đó phải chấp nhận quan điểm của hắn một cách bị ép buộc. Ở đây A đã dùng chiêu thức hù dọa block B, để làm B phải chùn bước và từ đó chấp nhận luận điểm của A.
Ngoài ra việc A quy chụp lời B nói là "phán tầm bậy" có thể quy vào ngụy biện rơm (straw man).
Ngụy biện dụng bạo lực rất hay được dùng trong trao đổi giữa người lớn và trẻ em trong gia đình, hay trong môi trường mối quan hệ bất bình đẳng như giữa sếp và nhân viên. Một status viết riêng về sự phổ dụng và tác hại của ngụy biện này trong gia đình có thể xem ở bài viết LỖI CỦA CÁC BẬC BA MẸ - NGỤY BIỆN THƯỜNG GẶP TRONG GIA ĐÌNH VIỆT .
(Xem thêm status 28)
- Ví dụ 29: ngụy biện hãy nghĩ cho trẻ em (think of children fallacy)
"KHI NÀO LỚN LÊN EM SẼ HIỂU"
Câu nói phổ dụng các chàng trai hay xài để trả lời các em gái trên, dùng các ngụy biện:
1- ngụy biện nghĩ cho trẻ em (thinking of children fallacy ), một dạng đặc biệt của ngụy biện lạm dụng cảm xúc (appeal to emotion). Đây là mẹo dùng để tránh né, kết thúc một cuộc tranh luận, hoặc bằng dùng các từ ngữ đánh vào cảm xúc người đối thoại, để dừng trao đổi (nghĩ về trẻ em đi các vị :V ), hoặc đưa ra một quan điểm không trả lời được (unanswerable) nào đó, để người đối thoại tắc lại và không thể tiếp tục câu chuyện. Ở đây, thế nào là "đủ lớn", và có thật là cần lớn mới hiểu chuyện đó hay không? (Unanswerable)
2- ngụy biện lạm dụng tác phong (xem ví dụ 22): dùng tuổi tác nhỏ của cô gái để ám chỉ cô ta chưa đủ "trình" để trao đổi câu chuyện. Rất may đây chỉ là lỗi nhỏ, chỉ là mẹo để dừng câu chuyện, không phải tấn công cá nhân (ad hominem) cô gái ấy.
Ví dụ ngụy biện 29 này dành tặng các em gái nhé :)
(xem thêm status 29)
- Ví dụ 30: ngụy biện so sánh ẩu (faulty analogy - đánh tráo khái niệm) và ngụy biện chế diễu (appeal to ridiculous).
Trích lời facebooker Chung Nguyen (Phú) liên quan vụ việc em Nguyễn Mai Trung Tuấn 15 tuổi bị tòa án Long An phạt tù: (trích) "MẤY THÁNG TRƯỚC THẤY BẠN BÈ TRÊN PHÂY NHIỀU NGƯỜI RA MẶT ỦNG HỘ EM NGUYỄN MAI TRUNG TUẤN Ở THẠNH HOÁ TẠT AXIT VÀO ANH TRUNG TÁ CÔNG AN ĐỘI CƯỠNG CHẾ, GIỜ THÌ CHẮC CHẢ CÒN AI NHỚ. CÁC BẠN Í ĐANG BẬN SỤC SÔI ĐÒI XỬ LÝ MẤY THẰNG TẠT AXIT NỮ SINH, KIẾN NGHỊ SỬA LUẬT NÂNG KHUNG LÊN TỬ HÌNH VÌ TÍNH MAN RỢ,ĐÊ HÈN, DÃ MAN CỦA 2 THẰNG SÁT THỦ KIA. CHẮC TẠI CHÚNG NÓ TẠT KHÔNG ĐƯỢC DUYÊN DÁNG NHƯ EM TUẤN" (hết trích)..
Đoạn văn trên sử dụng hai thủ thuật ngụy biện, ngụy biện so sánh ẩu (faulty analogy - đánh tráo khái niệm) và ngụy biện chế giễu (appeal to ridiculous).
1- ngụy biện so sánh ẩu (faulty analogy): ngụy biện này ý rằng, hai sự việc chỉ giống nhau một khía cạnh nhỏ, còn khác nhau hoàn toàn các khía cạnh khác nên so sánh chúng với nhau là ngụy biện. Ở đây so sánh sự việc em Trung Tuấn tạt axit vào người cưỡng chế và vụ lập mưu trả thù tàn độc người yêu bằng axit là vô cùng khập khiễng. Vụ việc em Trung Tuấn có nhiều tình tiết làm người theo dõi khách quan phẫn nộ và lo lắng cho em Tuấn vì, 1- em Tuấn chỉ mới 15 tuổi, gây hành vi ấy trong tình trạng bị ức chế, khi gia đình em đang bị cưỡng chế tài sản, 2- có nhiều tình tiết cho thấy bản kiểm định vết thương đầy khuất tất, vi phạm luật tố tụng hình sự để cố nhào nặn ra mức độ thương tật của công an viên lên hơn 30%, đủ để dưa em vào tù (xem thêm tại Tuổi trẻ). Việc hai kẻ rắp tâm tạt axit trả thù người yêu cũ mang tính chất hoàn toàn khác, mưu đồ hại người, có chủ đích thấp kém của người dã trưởng thành, vì một mục tiêu đê hèn. Chung Nguyễn cố ý so sánh hai sự việc vô cùng khác biệt trên, là phép so sánh ẩu (liên kết, đồng nhất hai sự việc để đánh tráo khái niệm).
2- ngụy biện chế giễu (appeal to ridiculous): "Chắc tại chúng nó tạt không được duyên dáng như em Tuấn" chính là cách nói chế giễu và một phần có cả so sánh ẩu trong đó, để đánh vào tâm lý người đọc, để gièm pha hành động của em Tuấn và một lần nữa đồng nhất hai sự việc ấy với nhau.
(xem thêm ví dụ 30)
- Ví dụ 31: ngụy biện gièm pha, gây chán ghét (appeal to spite)
Lời facebooker Huỳnh Phước Sang về anh thanh niên bán hàng rong xui xẻo bị công an viên đánh đến xuất huyết não: (trích) ĐỂ TÔI NÓI CÁC BẠN NGHE, ANH THANH NIÊN KHÔNG ĐỘI MŨ BẢO HIỂM, SỬ DỤNG XE TỰ CHẾ VÀ BÁN HÀNG RONG KHÔNG PHÉP! ANH ẤY SẼ CÓ THỂ PHI XE TỰ CHẾ ẤY VÀO CON EM BẠN, HAY VA QUẸT ĐỂ ĐẨY CHÍNH CÁC BẠN VÀO GẦM XE TẢI CHẾT TỐT! (hết trích) dùng thuật ngụy biện ghèm qua (gây chán ghét appeal to spite).
Ở thủ thuật ngụy biện này, kẻ ngụy biện sẽ dùng các từ ngữ hay cách nói chuyện để đánh vào tâm lý người đối thoại (hoặc độc giả), chứ không phải logic của vấn đề, để họ bỗng có tâm lý chán ghét (vô cớ) một nhân vật, đối tượng nào đó, và từ đó sẽ chấp nhận luận điểm sai trái của kẻ ngụy biện về vấn đề đang bàn.
Ở thủ thuật ngụy biện này, kẻ ngụy biện sẽ dùng các từ ngữ hay cách nói chuyện để đánh vào tâm lý người đối thoại (hoặc độc giả), chứ không phải logic của vấn đề, để họ bỗng có tâm lý chán ghét (vô cớ) một nhân vật, đối tượng nào đó, và từ đó sẽ chấp nhận luận điểm sai trái của kẻ ngụy biện về vấn đề đang bàn.
Trong ví dụ này, HPS đầu tiên giới thiệu về anh bán hàng rong không đội mũ bảo hiểm, đi xe tự chế bla bla ... rồi từ đó bỗng vẻ ra một viễn cảnh giật gân, rùng rợn (trích) "Anh ấy sẽ có thể phi xe tự chế ấy vào con em bạn, hay va quẹt để đẩy chính các bạn vào gầm xe tải chết tốt!" (hết trích) - chính là để độc giả bỗng có một ấn tượng xấu, chán ghét anh bán hàng rong, để rồi từ đó thuyết phục độc giả rằng anh bán hàng rong bị CA đánh là đúng, không có gì đáng nói cả. Cách làm độc giả nghĩ xấu về anh bán hàng rong vô cớ như vậy, chính là appeal to spite.
Ngụy biện appeal to spite thường áp dụng personal attack (nói xấu người khác) tương tự như ngụy biện ad hominem, nhưng appeal to spite không phải là ngụy biện ad hominem (tấn công cá nhân), vốn chỉ dùng cho trường hợp người đối thoại A tấn công cá nhân người đối thoại B mà không liên quan chủ đề tranh luận.
Ngụy biện gièm pha, gây chán ghét (appeal to spite) được sử dụng rất nhiều bởi các dư luận viên để định hướng dư luận, hay như trong thói quen rỉ tai nói xấu sau lưng người khác để dành phần lợi cho mình của người Việt.
(Xem thêm ví dụ 31)
- Ví dụ 32: ngụy biện tâng bốc (appeal to flattery) và ngụy biện gièm pha, gây chán ghét (appeal to spite)
Xem lời facebooker Chung Nguyễn (Phú) viết về việc anh bán hàng rong bị công an viên đánh đến xuất huyết não (clip Youtube): (Trích) TRƯỚC HẾT TÔI KHEN TRÌNH ĐỘ VÕ THUẬT CỦA ANH CÔNG AN, GÌ CHỨ THẰNG LÁI XE TRÔNG LÙN LÙN BẨN BẨN NHƯNG TÓC XOĂN DA ĐEN TRŨI, BẮP ĐÙI NÓ TO NHƯ TRỤ ĐƯỜNG SẮT CÁT LINH - HÀ ĐÔNG, THẰNG NÀY KHÔNG NẶNG NGÓT TẠ MỚI LÀ LẠ. ANH QUẬT NGÃ NÓ BẰNG MỘT ĐÒN KHIẾN TÔI TÂM PHỤC KHẨU PHỤC, HOÀN TOÀN IÊN TÂM VỀ NĂNG LỰC CỦA CÁC ĐỒNG CHÍ CÔNG AN!. (hết trích)
Ở đoạn văn trên, Chung Nguyễn (Phú) đã sử dụng hai ngụy biện, ngụy biện tâng bốc (appeal to flattery)và ngụy biện gièm pha gây chán ghét (appeal to spite) cùng lúc.
1- ngụy biện tâng bốc (appeal to flattery) là kiểu ngụy biện khi một ai đó cố ý tâng bốc một nhân vật, đối tượng nào đó lên quá mức, quá sự thật, để đánh vào tâm lý người trao đổi, độc giả, để họ nhìn nhận sự việc liên quan đến nhân vật, đối tượng đó một cách lệch lạc, từ đó chấp nhận quan điểm thiếu logic của kẻ ngụy biện. CN khen anh công an này, nào là trình độ võ thuật cao, đòn đánh đẹp khiến hắn khâm phục ...etc chính là để đánh vào tâm lý độc giả, để họ cũng thích thú và có cảm tình với anh CA đánh dân, để họ xem hành động đó là đáng khen (trong khi điều cần làm là lên án anh công này này đã dùng vũ lực quá mức, gây thương tổn trầm trọng anh bán hàng rong).
2- ngụy biện gièm pha, gây chán ghét (appeal to spite - xem lại ví dụ 31): Chung Nguyễn mô tả anh bán hàng rong một cách tệ mạc - "thằng lái xe trông lùn lùn bẩn bẩn nhưng tóc xoăn da đen trũi, bắp đùi nó to như trụ đường sắt Cát Linh - Hà Đông," - chính là ngụy biện gièm pha, hướng độc giả xem thường, hạ thấp anh bán hàng rong.
Ngụy biện tâng bốc (appeal to flattery) thật ra được dùng thịnh hành trong cuộc sống, ví dụ những câu mật ngọt nịnh đầm của chàng trai dành cho các cô gái, như lời người bán hàng (sale) với khách hàng về sản phẩm của họ đang rao bán, như báo chí VN tung hô các nhân vật lãnh đạo quá đáng (để định hướng suy nghĩ tôn sùng, yêu quý của dân chúng với các nhà lãnh đạo đó).
Dư luận viên thường hay dùng hai cặp ngụy biện, ngụy biện tâng bốc (appeal to flattery) vàngụy biện gièm pha (appeal to spite) song hành với nhau, để nâng người này lên và đạp người khác xuống cùng lúc cho mục đích định hướng dư luận hiểu sai, nghĩ sai về một vấn đề nào đó của chúng. Câu nói trên của Chung Nguyễn là một ví dụ điển hình như vậy.
(Xem thêm ví dụ 32)
(Nguồn: Trọng Hiền Facebook)
Mình đã tìm thấy các thông tin cần thiết ở đây, cảm ơn bạn. Mình cũng muốn giới thiệu về một Công ty dịch thuật uy tín - Công ty dịch thuật miền trung - MIDtrans , trụ sở chính chính tại địa chỉ 02 Hoàng Diệu, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình có Giấy phép kinh doanh số 3101023866 cấp ngày 9/12/2016 là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ dịch thuật, phiên dịch dành các cá nhân. Hệ thống thương hiệu và các Công ty dịch thuật con trực thuộc: dịch thuật sài gòn midtrans - dịch thuật miền trung tại địa chỉ A12.1 _ Phú Hoàng Anh – Đường Nguyễn Hữu Thọ – Q7 – TPHCM là địa chỉ chuyên cung cấp dịch vụ dịch thuật công chứng TP Hồ Chí Minh ; dịch thuật công chứng sài gòn 247 , địa chỉ 47 Điện Biên Phủ, Phường Đakao, Quận 1 TP HCM, dịch thuật đồng Nai : địa chỉ Đường Bùi Văn Hòa, Tổ 5 KP 11, Biên Hòa, Đồng Nai là nhà cung ứng dịch vụ dịch thuật uy tín hàng đầu tại Đồng Nai; vietnamese translation : dịch vụ dịch thuật cho người nước ngoài có nhu cầu, giao diện tiếng Anh dễ sử dụng; dịch thuật công chứng tân bình: nhà cung ứng dịch vụ dịch vụ dịch thuật phiên dịch hàng đầu tại Quận tân bình, TP HCM; dịch thuật công chứng đà nẵng midtrans : Địa chỉ 54 Đinh Tiên Hoàng, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng chuyên cung cấp dịch vụ dịch thuật công chứng, dịch thuật chuyên ngành tại Đà Nẵng; dịch thuật hà nội midtrans : địa chỉ 101 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội là nhà cung ứng dịch vụ biên dịch, phiên dịch chuyên nghiệp tại địa bàn Hà Nội. Chúng tôi chuyên cung cấp các dịch vụ biên dịch và phiên dịch, dịch thuật công chứng chất lượng cao hơn 50 ngôn ngữ khác nhau như tiếng Anh, Nhật, Hàn, Trung, Pháp, Đức, Nga, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý, Ba Lan, Phần Lan, Thái Lan, Hà Lan, Rumani, Lào, Campuchia, Philippin, Indonesia, La Tinh, Thụy Điển, Malaysia, Thổ Nhĩ Kỳ..vv... Dịch thuật MIDtrans tự hào với đội ngũ lãnh đạo với niềm đam mê, khát khao vươn tầm cao trong lĩnh vực dịch thuật, đội ngũ nhân sự cống hiến và luôn sẵn sàng cháy hết mình. Chúng tôi phục vụ từ sự tậm tâm và cố gắng từ trái tim những người dịch giả.Tự hào là công ty cung cấp dịch thuật chuyên ngành hàng đầu với các đối tác lớn tại Việt nam trong các chuyên ngành hẹp như: y dược (bao gồm bệnh lý), xây dựng (kiến trúc), hóa chất, thủy nhiệt điện, ngân hàng, tài chính, kế toán. Các dự án đã triển khai của Công ty dịch thuật chuyên nghiệp MIDtrans đều được Khách hàng đánh giá cao và đạt được sự tín nhiệm về chất lượng biên phiên dịch đặc biệt đối với dịch hồ sơ thầu , dịch thuật tài liệu tài chính ngân hàng, dịch thuật tài liệu y khoa đa ngữ chuyên sâu. Đó là kết quả của một hệ thống quản lý chất lượng dịch thuật chuyên nghiệp, những tâm huyết và kinh nghiệm biên phiên dịch nhiều năm của đội ngũ dịch giả của chúng tôi. Hotline: 0947688883. email: info@dichthuatmientrung.com.vn . Các bạn ghé thăm site ủng hộ nhé. Cám ơn nhiều
ReplyDelete